1. Thỏa thuận hợp tác là gì?
Thỏa thuận hợp tác là một dạng hợp đồng với mục đích nhằm để các bên cùng nhau tham gia công tác, thực hiện một công việc hoặc một dự án. Đồng thời, cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc cũng như chịu trách nhiệm liên quan đến công việc.
Nội dung trong biên bản thỏa thuận hợp tác thường có những nội dung:
– Mục đích, thời hạn hợp tác;
– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
– Tài sản đóng góp, nếu có;
– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
– Quyền, nghĩa vụ của người uỷ quyền, nếu có;
– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
– Điều kiện chấm dứt hợp tác.
2. Biên bản thỏa thuận là gì?
3. Văn bản thỏa thuận hợp tác
-
Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
-
Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
4. Quy định về biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư
4.1 Nội dung của văn bản thỏa thuận hợp tác
4.2 Một số lưu ý khi soạn thảo biên bảo thỏa thuận hợp tác
– Thống nhất nội dung trước khi lập thành biên bản: Sau khi trao đổi về vấn đề hợp tác giữa hai bên, người soạn thảo nên chốt lại vấn đề với các bên tham gia một lần nữa nhằm chắc chắn thông tin để khi soạn thảo biên bản sẽ không bị sai lệch.
– Sử dụng câu từ chính xác, rõ ràng: Cần thống nhất quan điểm nhất cửa hàng, rõ ràng câu từ và thuật ngữ sử dụng trong biên bản thỏa thuận hợp tác.
– Đảm bảo trọn vẹn thông tin theo thỏa thuận: Tuyệt đối không được lược bỏ các thông tin trong biên bản thỏa thuận bởi đây là căn cứ để các bên làm đúng trách nhiệm, nhận đúng quyền lợi trong mối quan hệ hợp tác mà họ tham gia.
– Hình thức trình bày: Biên bản phải được trình bày khoa học, tránh dài dòng và thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ không cần thiết, nên chú trọng đi vào nội dung trọng tâm cụ thể.
5. Biên bản thỏa thuận có cần công chứng không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng biên bản thỏa thuận.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các giao dịch dân sự, việc công chứng sẽ mang lại giá trị pháp lý cao nhất cho văn bản khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.
6. Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: …..………….)
……….., ngày…..tháng…….năm 20……,
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào ý chí và sự thỏa thuận của các bên.
Chúng tôi gồm có:
BÊN A:
Họ và tên: ………………………..……………………..………….
Địa chỉ:………………..……………………………..……………
Điện thoại:………………….…..……………………..…………….
Email:……………………….………………………..………………
BÊN B:
Họ và tên: ……………………………….……………………..…….
Địa chỉ:……………………………………………… ………………
Điện thoại:……………………………..…………..…………………
Email:……………………………….……………………………….
Cùng thống nhất ký kết Biên bản thoả thuận công việc giữa hai bên với những điều, khoản sau:
Điều 1. Nội dung thỏa thuận
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điều 2. Cam kết của Bên A
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điều 3. Cam kết của Bên B
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoả thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoả thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A BÊN B