Quy định về hợp đồng thỏa thuận dân sự [Cập nhật 2023]

Trong cuộc sống thường ngày của con người, việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc việc thực hiện giao dịch trao đổi giữa người này với người kia, giữa một cá nhân với một tổ chức như mua bán tài sản, thuê mướn tài sản hoặc khoán làm một công việc nào đó cụ thể. Những giao dịch đó được hình thành dựa trên các thỏa thuận trao đổi tương tác giữa các bên chủ thể tham gia. Việc trao đổi, thỏa thuận này được dựa trên các căn cứ quy định pháp luật và được pháp luật ghi nhận. Cũng từ đây quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được phát sinh và buộc phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó. Sự thỏa thuận này được hiểu là hợp đồng, hợp đồng là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trong giao lưu dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Quy định về hợp đồng thỏa thuận dân sự

Quy định về hợp đồng thỏa thuận dân sự

1. Khái niệm của hợp đồng và bản thỏa thuận

Trong cuộc sống thường ngày của con người, việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc việc thực hiện giao dịch trao đổi giữa người này với người kia, giữa một cá nhân với một tổ chức như mua bán tài sản, thuê mướn tài sản hoặc khoán làm một công việc nào đó cụ thể. Những giao dịch đó được hình thành dựa trên các thỏa thuận trao đổi tương tác giữa các bên chủ thể tham gia. Việc trao đổi, thỏa thuận này được dựa trên các căn cứ quy định pháp luật và được pháp luật ghi nhận. Cũng từ đây quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được phát sinh và buộc phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó . Sự thỏa thuận này được hiểu là hợp đồng, hợp đồng là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trong giao lưu dân sự.

Bản thỏa thuận cũng là một dạng cách thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

2. Khái niệm về hợp đồng dân sự

Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo hướng dẫn tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS).

Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 BLDS, theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

3. Nội dung của hợp đồng dân sự

Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“I. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có cấc nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp”.

Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thoả thuận nhung ở một hợp đồng khác, các bên lại buộc phải thoả thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thoả thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác.

Trong các điều khoản nói trên, tùy từng loại hợp đồng mà các bên cần thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì được coi là đã giao kết hợp đồng. Ngoài nhưng nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm 1 số nội dung khác.

– Giá và phương thức thanh toán:

Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Ví dụ hai bên xác lập hợp đồng mua bán điện thoại, hai bên thỏa thuận giá của chiếc điện thoại là 5.000.000 đồng thì đây là giá trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Điều khoản giá không tồn tại do các bên lập “Hợp đồng cơ bản/Hợp đồng khung” và giá trị các giao dịch dựa trên các hóa đơn chứng từ. Trường hợp này hợp đồng vẫn được xem xét về giá trị dựa trên những giấy tờ các bên đưa ra chứ không chỉ dựa trên bản Hợp đồng. Một số trường hợp pháp luật quy định phương thức xác định giá.

Trong điều khoản về giá thường đi kèm với thỏa thuận phương thức thanh toán. Các bên trong hợp đồng có thể tùy chọn phương thức thanh toán phù hợp. Công ty luật Việt An xin đề xuất một số phương pháp thanh toán thường được sử dụng: Trả tiền mặt; chuyển khoản qua ngân hàng; nhờ thu…

– Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.

Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng đó.

– Thời hạn hợp đồng:

Đây là điều khoản cần thiết đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tiễn. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Quy định về hợp đồng thỏa thuận dân sự. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com