1. Robert Blake

Robert Blake sinh ra ở Massachusetts năm 1918. Ông nhận bằng cử nhân tâm lý học và triết học từ trường Cao đẳng Berea năm 1940, sau đó là bằng thạc sĩ khoa học psy của trường đại học Vir ginia năm 1941. Việc học của ông bị phá vỡ do chiến tranh, nơi ông phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ. Khi trở về, ông hoàn thành bằng Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Texas ở Austin vào năm 1947.

Ông ở lại Đại học Texas với tư cách là giáo sư tại nhiệm cho đến năm 1964, đồng thời giảng dạy tại các trường Đại học Harvard, Oxford và Cambridge. Vào đầu những năm 1950, ông bắt đầu kết hợp với sinh viên của mình, Jane Mouton, dẫn đến công việc của họ cùng nhau tại Exxon, phát triển Hệ thống quản lý và đồng sáng lập các Phương pháp Khoa học, Inc vào năm 1964. Công ty hiện được gọi là Grid Quốc tế. Robert Blake qua đời tại Austin, Texas, vào năm 2004.

2. Jane s. Mouton

Jane Mouton sinh ra ở Texas, vào năm 1930. Bà có bằng BSC về Giáo dục Toán học năm 1950, và bằng Thạc sĩ của Đại học Bang Florida năm 1951. Sau đó bà trở lại Đại học Texas, hoàn thành bằng Tiến sĩ năm 1957. Bà ở đó cho đến năm 1964 trong vai trò nghiên cứu và giảng dạy.

Tại Đại học Texas, cô đã gặp Robert Blake. Họ được Exxon thuê để nghiên cứu các quy trình quản lý sau khi Blake hợp tác với nhân viên của Exxon, Herbert Shepard. Công việc này đã dẫn đến sự phát triển của Hệ thống Quản lý và vào năm 1961, dẫn đến việc thành lập các Phương pháp Khoa học, Inc (nay là Grid quốc tế). Jane Mouton qua đời năm 1987.

3. Lưới quản lý theo Robert Blake và Jane s. Mouton

Theo nhiều cách, Lưới quản lý của Blake và Mouton là sự phát triển của lý thuyết X, lý thuyết Y của Douglas McGregor. Hai nhà nghiên cứu là những người theo chủ nghĩa nhân văn, những người muốn đại diện cho những lợi ích của việc quản lý theo Thuyết Y.

Họ đã làm như vậy bằng cách xác định hai mối quan tâm chính đối với người quản lý:

  1. Quan tâm đến mọi người
  2. Mối quan tâm đến Sản xuất
    (đôi khi được gọi là Mối quan tâm đối với Công việc)

Mặc dù công việc của R.Blake và S.Mouton thường được đơn giản hóa thành công thức ma trận 2 x 2 quen thuộc, nhưng nó tinh tế hơn một chút. R.Blake và S.Mouton tạo ra hai trục và chia mỗi trục thành chín cấp, để tạo ra một lưới 9 x 9. Đó là các góc cực và trung tâm của lưới này được họ gắn nhãn và đặc điểm. Và R.Blake và S.Mouton nhận ra rằng hầu hết các hành vi của người quản lý đều nằm trong lưới, chứ không phải ở các thái cực.

Robert R.Blake và Jame S.Mouton đã phổ cập hóa những khái niệm đó thành sơ đồ mạng lưới lãnh đạo ( Leadership Grid ), lúc đầu hai ông gọi nó là sơ đồ mạng lưới quản trị (Managerial Grid ) và đã sử dụng chúng rộng rãi trong việc tổ chức và quản lý các chương trình phát triển.

Trong sơ đồ mạng lưới lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo khác nhau được phát hiện dựa trên mức độ của mối quan tâm đến sản xuất ( bổn phận ) và mối quan tâm đến con người (mối quan hệ ).

Mối quan tâm đến sản xuất (Concern for Production) được thể hiện trên trục hoành. Sản xuất càng trở nên quan trọng đối với người lãnh đạo khi điểm số tăng trên trục hoành. Người lãnh đạo quan tâm đến sản xuất luôn mong muốn đạt đến kết quả lớn hơn, chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn. Một người lãnh đạo đạt đến điểm 9 trên trục hoành là người có sự quan tâm tối đa đến sản xuất.

Mối quan tâm đến con người ( Concern for People) được thể hiện trên trục tung. Quan tâm đến con người càng trở nên quan trọng đối với người lãnh đạo khi kiểm tra đánh giá tăng lên theo trục tung. Quan tâm đến con người bao gồm việc khuyến khích, cổ vũ sự thân thiện, giúp đỡ đồng sự, những người dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia vào các vấn đề có liên quan đến con người như tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc… Một người lãnh đạo có điểm số là 9 trên trục tung là người quan tâm tối đa đến con người.

Theo R.Blake và S.Mouton đòi hỏi những người lãnh đạo cần đủ năng động để chọn cách hành động phù hợp với tình huống cụ thể song ông vẫn khẳng định phong cách “đồng đội” (ô 9-9) là có tương quan chặt chẽ với kết quả thực hiện công việc tốt hơn, thông minh hơn, sức khỏe tốt hơn và có những giải pháp tốt hơn cho việc xử lý xung đột.

Đối với Robert R. Blake và Jane s. Mouton đều là những nhà nghiên cứu về khoa học hành vi, giáo sư trường Đại học Texas ở Mỹ.

Với cuốn sách “Ô vuông quản lý” xuất bản năm 1964, Robert R. Blake và Jane s. Mouton – họ đã đưa ra lý luận về ô vuông quản lý. Đây là một học thuyết nghiên cứu về các phương thức lãnh đạo của doanh nghiệp và tính hiệu quả của nó. Việc đề ra học thuyết này chủ yếu là nhằm phòng ngừa xu hướng cực đoan của công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, tức xu hướng hoặc là quản lý một cách khoa học, hoặc là quản lý theo quan hệ nhân quần, hoặc là lấy sản xuất làm trung tâm, hoặc là lấy con người làm trung tâm, hoặc là lấy học thuyết X làm căn cứ, hoặc là lấy học thuyết Y làm căn cứ.

Các ông cho rằng, người ta có thể áp dụng nhiều phương thức lãnh đạo làm cho hai cực đó kết hợp với nhau ở những mức độ khác nhau Các ông đã vận dụng một cách hết sức khéo léo một số ô vuông để biểu thị các phương thức lãnh đạo có hiệu quả nhất, đồng thời thiết kế ra một lý thuyết về ô vuông, huấn luyện cho các nhà quản lý nắm vững được những phương thức lãnh đạo tốt nhất.

Sau khi xuất bản, cuốn sách đó đã bán được trong thời gian dài với số lượng gần một triệu bản, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với tầng lớp giám đốc và giới nghiên cứu ở phương Tây. Năm 1978, cuốn sách đã được sửa chữa, tái bản và đổi tên thành “Phương thức quản lý mới kiểu ô vuông”. Trong cuốn sách này, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học, quản lý học… để tìm tòi, nghiên cứu và đánh giá các phương thức lãnh đạo thể hiện trong các ô vuông quản lý một cách hết sức lý thú, chỉ ra phương thức lãnh đạo theo mô hình 9.9. kết hợp giữa việc quan tâm cao độ đến sản xuất, đồng thời quan tâm cao độ đến con người là phương thức lãnh đạo có hiệu quả cao nhất.

4. Nội dung cuốn sách “Phương thức quản lý mới kiểu ô vuông”

Như đã nói ở trên, cuốn sách “Ô vuông quản lý” xuất bản năm 1964, R.Blake và S.Mouton đã đưa ra lý luận về ô vuông quản lý. Đây là một học thuyết nghiên cứu về các phương thức lãnh đạo của doanh nghiệp và tính hiệu quả của nó. Việc đề ra học thuyết này chủ yếu là nhằm phòng ngừa xu hướng cực đoan của công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, tức xu hướng hoặc là quản lý một cách khoa học, hoặc là quản lý theo quan hệ nhân quần, hoặc là lấy sản xuất làm trung tâm, hoặc là lấy con người làm trung tâm, hoặc là lấy học thuyết X làm căn cứ, hoặc là lấy học thuyết Y làm căn cứ.

Dưới đây là nội dung tóm tắt cuốn sách “Phương thức quản lý mới kiểu ô vuông” như sau:

Cuốn sách này gồm lời dẫn và 15 chương.

– Chương 1: Tự đánh giá phương thức quản lý của mình;

– Chương 2: Các giám đốc nghĩ như thế nào?

– Chương 3: Định hướng 9.1;

– Chương 4: Định hướng 1.9;

– Chương 5: Định hướng 1.1;

– Chương 6: Định hướng 5.5;

– Chương 7: Định hướng 9.9;

– Chương 8: Tổ hợp lý luận về ô vuông;

– Chương 9: Tính đa dạng của 9.9;

– Chương 10: Hiệp tác 9.9;

– Chương 11: Nhà quản lý kiêm cố vấn;

– Chương 12: Thông qua bình luận để tổng kết kinh nghiệm về mô thức hiệp tác 9.9;

– Chương 13: Triển khai tổ chức các ô;

– Chương 14: Phân tích phong cách quản lý của cá nhân;

– Chương 15: Xu thế và thực tiễn có thể diễn ra trong tương lai.

5. Quan điểm của hai tác giả về phương thức quản lý ô vuông

Hai tác giả R.Blake và S.Mouton cho rằng, việc nhà quản lý đánh giá phương thức quản lý là điều có ích. Có 6 nguyên tố (quyết sách, niềm tin, xung đột, tính tình, sự tu dưỡng, sự cố gắng) được dùng để đánh giá phương thức quản lý của bản thân. Ô vuông quản lý có thể dùng làm giả thiết giúp cho mọi người biết được mình phải dựa vào cái gì để tiến hành công việc. Một cá nhân dùng ô vuông lý luận để nhận biết những giả thiết do mình đặt ra thì có thể hiểu mình và người khác một cách khách quan hơn, dó đó càng dễ hòa hợp với người khác, hiểu được nguyên do của sự khác nhau giữa đôi bên, hiểu được cách làm như thế nào để thay đổi bản thân và giúp người khác có được năng suất và đãi ngộ cao hơn.

Trong cuốn “0 vuông quản lý mới”, Blake và Mouton cho rằng, mỗi tổ chức đều tồn tại 3 đặc tính phổ biến:

Thứ nhất, mục đích. Mục đích của tổ chức công nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện mục đích đó cần phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ, do đó nó có thê dùng sản xuất đê thể hiện.

Thứ hai, con người. Muốn đạt tới mục đích của tổ chức cần phải có con người, hơn thế nữa lại cần rất nhiều người.

Thứ ba, quyền lực. Trong nội bộ tổ chức, hoạt động chung của nhiều người cần phải được quản lý. Kết quả là làm cho mỗi người trong tổ chức đều phải chịu sự điều khiển của chế độ đẳng cấp quyền lực, trong đó có một số người được giao nhiệm vụ (quyền lực) điều khiển (quản lý) người khác. Tuy nhiên, mỗi người lại vận dụng quyền lực để quản lý người khác theo những phương pháp rất khác nhau.

Mối quan hệ phối hợp lẫn nhau giữa ba đặc tính phổ biến của tổ chức nói trên được thể hiện bằng một phương thức lãnh đạo nhất định. Nó biểu hiện một cách cụ thể mức độ quan tâm đến sản xuất và đến con người cũng như việc sử dụng quyền lực như thế nào để đạt được thành tích trong công việc của người lãnh đạo. Blake và Mouton đã thể hiện điều đó bằng một biểu đồ ô vuông rất tài tình.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)