Thỏa thuận là gì? là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) nhưng được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập nào.Trong nội dung trình bày dưới đây, Công ty Luật LVN Group xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Thỏa thuận pháp lý là gì? [Chi tiết 2023]. Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Thỏa thuận là gì?
Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề cần thiết và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp;
Thỏa thuận là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.
2. Hình thức của thoả thuận
Bản thỏa thuận cũng là một dạng cách thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.
Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng lời nói trực tiếp giữa các bên hoặc dưới dạng văn bản ( như hợp đồng- khi các bên đã thống nhất tiến tới giao kết hợp đồng với những điều khoản như đã thỏa thuận; hoặc biên bản thỏa thuận- khi các bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc để đi đến thỏa thuận thống nhất và quá trình thỏa thuận đó giữa các bên được ghi nhận thành văn bản).
3. Giá trị pháp lý của thoả thuận
Hiện nay không có quy định cụ thể về biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Nhưng nhìn chung hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa.
Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận của tổ chức, cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của tổ chức, cá nhân ủy quyền.
4.. Định nghĩa Pháp lý
Pháp lý là những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia.
Pháp lý chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, sự kiện xã hội.
Ví dụ: Giá trị pháp lý của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam là các quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam; những nguyên lý, phạm trù, khái niệm, lý luận về pháp luật.
Ví dụ: khái niệm “tội phạm”, khái niệm “hình phạt” trong Bộ luật hình sự năm 1999 là các khái niệm (phạm trù) pháp lý do các nhà làm luật xây dựng nên.
5. Đặc điểm của pháp lý là gì ? Cho ví dụ
Thứ nhất, Pháp lý phải liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là mọi lý lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa vào pháp luật. Không có các quy phạm pháp luật thì không thể nói đến cái “lý lẽ” được không thể chứng minh tính đúng sai, được phép được không được phép.
Ví dụ: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định do hành vi vi phạm pháp luật gây nên. Vì vậy, căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý là các quy định pháp luật cụ thể trong từng lĩnh vực pháp luật.
Thứ hai, Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.
Ví dụ: Trong nhiều trường hợp, các quy định pháp luật gây khó hiểu, nhầm lẫn trong việc áp dụng. Vì vậy, nhà nước đã cho phép thành lập các tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý hoặc trợ giúp về mặt pháp lý để có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Vì vậy, có thể thấy, trong trường hợp này, thuật ngữ “tư vấn hỗ trợ pháp lý” hay “trợ giúp pháp lý” sẽ được sử dụng thay cho cụm từ “tư vấn pháp luật” hoặc “trợ giúp pháp luật”.
Thứ ba, Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.
Ví dụ: Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.
Từ các đặc điểm trên, có thể thấy trong nhiều trường hợp không thể đồng nhất giữa “pháp luật” và “pháp lý”.
6. Thỏa thuận pháp lý là gì?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2013/TT-NHNN thì cập nhật thông tin khách hàng có tham gia thỏa thuận pháp lý như sau:
1. Thỏa thuận pháp lý bao gồm các thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản giữa tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về ủy thác, ủy quyền đối với việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản.
2. Ngoài các thông tin khách hàng cần phải thu thập, cập nhật theo hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm yêu cầu khách hàng khi mở tài khoản hoặc thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc thực hiện giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo gửi tới các thông tin để xác định việc tham gia thỏa thuận pháp lý, gồm:
– Tên của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền (nếu có);
– Ngày, tháng, năm của văn bản ủy thác, ủy quyền;
– Nội dung ủy thác, ủy quyền bao gồm giá trị tiền, tài sản được ủy thác, ủy quyền thực hiện giao dịch;
– Quốc gia của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền được thiết lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật;
– Số định danh của ủy thác, ủy quyền do đơn vị nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có);
– Thông tin định danh người hưởng lợi và thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có).
3. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm nhận dạng, xác minh và lưu giữ hồ sơ liên quan đến ủy thác, ủy quyền gồm các thông tin tối thiểu được đề cập tại khoản 2 Điều này.”
Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Công văn số 2466/BNVTCCB 2023 của Bộ Nội vụ
Có thể bạn quan tâm: Văn bản số 2564/BNV-CCVC 2023 của Bộ Nội vụ