Thực trạng tuân thủ pháp luật ở nước ta hiện nay [Chi tiết 2023]

Pháp luật xuất hiện trong mọi mặt của đời sống và là công cụ cần thiết để Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lí xã hội. Thông qua pháp luật, con người được sống và công tác trong một môi trường an toàn và có kỷ luật. Vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh và nhiều chiều khác nhau. Bất cứ một quốc gia nào cũng cần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng như sự phát triển của đất nước mình.

Thực trạng tuân thủ pháp luật ở nước ta hiện nay

1. Tuân thủ pháp luật là gì?

Trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội mọi người dân đều phải thực thi pháp luật. Các quy phạm pháp luật muốn áp dụng vào cuộc sống thực tiễn phải cần đến hoạt động thực hiện pháp luật. Việc thực thi pháp luật được hiểu là các hoạt động làm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tiễn và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân thực hiện.

Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ của các quy định pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi có tính chủ động nhưng cũng có thể là hành vi có tính thụ động.

Thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 cách thức:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Áp dụng pháp luật.

Vậy có thể hiểu, tuân thủ pháp luật là 01 trong 4 cách thức thực hiện pháp luật, được hiểu là việc một chủ thể kiềm chế bản thân, không cho mình thực hiện những điều pháp luật cấm.

2. Đặc điểm của tuân thủ pháp luật

Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Có nghĩa chủ thể nhận thức được hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Việc tuân thủ pháp luật được pháp luật quy định là như nhau với mọi chủ thể. Có nghĩa, tất cả công dân trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội hay trong quan hệ cộng đồng đều phải tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật không là vấn đề của riêng cá nhân nào và cũng không loại trừ chủ thể nào.

Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường dưới dạng là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Và pháp luật quy định cấm làm điều gì đó thì chủ thể không thực hiện hành vi này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm nào đó.

Tuân thủ pháp luật buộc mọi chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn pháp luật.

3. Liên hệ thực tiễn việc tuân thủ pháp luật ở nước ta hiện nay

Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ.

Có thể nói rằng, thực tiễn tuân thủ pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiện tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền pháp luật của các đơn vị chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo cho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh. Ví dụ như có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng về đất, tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Điều này cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.

Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính trị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm bảo, duy trì và giữ vững.

Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tiễn vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các đơn vị chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước, tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước, có thể gọi là vi phạm pháp luật và tội phạm. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật tự xã hội.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Thực trạng tuân thủ pháp luật mà LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi; LVN Group với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com