1. Tính gộp xuất xứ trong Hiệp định giữa EU và nước Địa Trung Hải

Liên minh châu Âu (EU) đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác hay hiệp hội với các nước ở khu vực Địa Trung Hải; và có kế hoạch thành lập Khu vực thương mại tự do châu Âu – Địa Trung Hải vào năm 2010.

Các thỏa thuận khác nhau thường quy định chỉ tính lũy tích xuất xứ hai bên, tức là chỉ có các nguyên liệu có xuất xứ tại Liên minh châu Âu (EU) và ở một nước đối tác cụ thể là có thể được đưa vào tính lũy tích. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xây dựng một khu vực thương mại tự do, Liên minh châu Âu (EU) có ý định (song cho tới nay vẫn chưa thành công) áp dụng quy tắc tính lũy tích chéo với các nước đối tác tại Địa Trung Hải.

2. Đôi nét về Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 28 quốc gia thành viên (vào thời điểm tháng 7/2018). Tất cả các văn bản tài liệu và thông tin của EU được viết bằng 24 ngôn ngữ chính thức. Hệ thống chính trị của EU dựa trên hai hiệp ước (“Hiệp ước về Liên minh châu Âu” và “Hiệp ước về phương thức làm việc của Liên minh châu Âu”). EU được quản lý chủ yếu bởi năm tổ chức: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ Trưởng, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tòa Công lý châu Âu.

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.

Đức là một trong sáu quốc gia thành lập nên EU ngày nay vào những năm 50 của thế kỷ trước, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Ban đầu đó chủ yếu là một liên minh kinh tế để tạo thuận lợi cho thương mại. Do đó 19 nước EU từ năm 2002 đã dùng một đồng tiền chung là đồng Euro. Ngày nay đường lối chính trị chung cũng là điểm nổi bật của EU, từ vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khỏe tới các mối quan hệ đối ngoại và an ninh, tư pháp và di cư.

Các mục tiêu của EU gồm thúc đẩy hòa bình và phúc lợi của công dân, cũng như tự do, an ninh và nhà nước pháp quyền không có biên giới nội bộ. Hòa nhập, khoan dung, nhà nước pháp quyền, đoàn kết và không phân biệt đối xử là những giá trị kết nối các quốc gia thành viên EU. Kể từ khi thành lập, không còn có chiến tranh ở các nước thành viên của EU.

Bình đẳng là một giá trị nữa của EU. Mọi công dân đều có quyền như nhau trước pháp luật. Sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là một phần của tất cả các biện pháp chính trị của EU và là cơ sở của hội nhập châu Âu. Nó áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Nguyên tắc cơ bản về việc trả một mức lương như nhau cho cùng một công việc được quy định bằng văn bản từ năm 1957, tuy nhiên chưa được thực hiện một cách đầy đủ.

3. Khu vực Địa Trung Hải

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Khu vực Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi Châu Âu, phía nam bởi Châu Phi và phía đông bởi châu Á. Khu vực Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh. Chiều dài đông-tây là 4.000 km và chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh) và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung biển này nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m, độ sâu tối đa khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.

Địa Trung Hải là phần sót lại của một đại dương lớn thời cổ đại, gọi là đại dương Tethys, đã bị ép gần như đóng chặt trong thế Oligocen, khoảng 30 triệu năm trước, khi các mảng kiến tạo lục địa làm cho châu Phi và đại lục Á-Âu va chạm vào nhau. Các mảng này vẫn đang tiếp tục đè nén nhau, gây ra các đợt phun trào của các núi lửa, như đỉnh Etna, đỉnh Vesuvius và Stromboli, tất cả đều tại Ý, cũng như kích thích các trận động đất thường xuyên, tàn phá các phần của Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một sóng ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành hai bồn địa đông và tây. Một sóng ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc, nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 m (1.000 ft), nó hạn chế sự luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp, vì thế nó làm giảm đáng kể khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao, làm cho Địa Trung Hải có độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương.

Địa Trung Hải cũng là vùng nước được bao bọc bởi đất liền xung quanh lớn nhất thế giới (có diện tích ~ 2.5 triệu km2).Một phần do khí hậu Nam Âu ấm áp nên lượng nước bốc hơi từ biển Địa Trung Hải luôn nhiều hơn lượng nước được bù lại bởi các con sông đổ vào nó. Điều này dẫn tới việc luôn có nước từ Đại Tây Dương đổ vào Địa Trung Hải qua eo biển Gibraltar và nồng độ muối ở Địa Trung Hải cao hơn nồng độ muối ở Đại Tây Dương. Điểm sâu nhất của Địa Trung Hải nằm ở bên phía Đông với độ sâu khoảng 5200m. Nói Địa Trung Hải không có thủy triều thì không chính xác nhưng thủy triều ở Địa Trung Hải rất thấp, nhiều nơi chỉ chênh lệch vài cm.

Các hải cảng quan trọng nằm bên Địa Trung Hải gồm: Barcelona, Marseille, Genova, Trieste, Haifa. Các sông chính đổ vào Địa Trung Hải có Ebro, Rhone, Po và Nin. Địa Trung Hải có rất nhiều đảo với dân số đông đảo, đảo lớn nhất là Sicily. Các đảo lớn khác có thể kể đến như Cộng hòa Síp, Crete, Sardegna, Corse, Mallorca, Malta.

4. Kế hoạch của EU đối với Địa Trung Hải

Ủy ban châu Âu ngày 9/2 đã đưa ra một kế hoạch mới đối với khu vực Địa Trung Hải trong bối cảnh cơ quan này đang tìm cách tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác láng giềng phía Nam.

Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu cho biết chương trình nghị sự mới dựa trên sự tin tưởng rằng thông qua phối hợp cùng nhau, những thách thức chung có thể biến thành cơ hội, vì lợi ích chung của EU và các nước láng giềng phía Nam.

Theo đó, tối đa 7 tỷ euro (khoảng 8,2 tỷ USD) sẽ được phân bổ để triển khai kế hoạch này cho đến năm 2027, qua đó có thể huy động tới 30 tỷ euro (35,3 tỷ USD) đầu tư công và tư nhân ở khu vực này trong thập kỷ tới.

5. Hiệp định rau quả giữa EU và Maroc

Liên minh châu Âu (EU) và Maroc ngày 23/4 sẽ tiến hành cuộc đàm phán mới về các điều kiện để rau củ và hoa quả của Maroc có thể tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (EU), nhân chuyến thăm Maroc của Tổng giám đốc Cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn của Liên minh châu Âu (EU).

Mục đích của chuyến thăm là nhằm tạo sự cân bằng trong trao đổi thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Maroc như những gì đã được nêu ra trong hiệp định nông nghiệp giữa hai bên.

Quyết định này đặt dấu chấm hết, hoặc chí ít là giảm thiểu căng thẳng tại Maroc khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua khuôn khổ cải cách Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) cũng như quy định tăng giá các sản phẩm rau quả của Maroc trên thị trường chung.

Được Ủy ban nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Nghị viện châu Âu thông qua, việc cải cách CAP sẽ có hiệu lực từ tháng Mười tới, góp phần thay đổi điều kiện tiếp cận của các sản phẩm nông nghiệp Maroc vào thị trường châu Âu. Như vậy, với hệ thống mới được thông qua, rau quả của Maroc vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ được miễn thuế trên cơ sở giá trị áp đặt, không xem xét tới giá trị thực của sản phẩm mà điều này hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến sức cạnh cạnh tranh của các sản phẩm của Maroc.

Về phần mình, Chính phủ Maroc chỉ rõ rằng điều này đặt ra thách thức cho Hiệp định nông nghiệp 2012 vừa mới có hiệu lực. Theo đó, Maroc xuất khẩu 55% sản lượng trái cây và hoa quả mà không bị đánh thuế, so với mức 33% trước đó. Bên cạnh đó, trong suốt 10 năm, 70% lượng hàng xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) sang Maroc cũng được miễn thuế.

Các cuộc thảo luận tới đây trùng với những khởi xướng từ vài tháng nay nhằm đạt được Hiệp định tự do thương mại sâu sắc và toàn diện, góp phần thúc đẩy mối quan hệ thương mại sẵn có trong các lĩnh vực như dịch vụ và thị trường công. Ngoài ra, hiệp định này cũng góp phần bảo hộ tốt hơn đầu tư cũng như những cam kết mới liên quan đến cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.

Các nhà đàm phán sẽ tìm cách đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm nhẹ hàng rào thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn không tương thích hoặc không rõ ràng, hay các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Một chương liên quan đến phát triển bền vững sẽ đảm bảo việc tự do hóa trao đổi không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các quy ước xã hội.

Hiệp định tự do thương mại sâu sắc và toàn diện là một bước quan trọng cho việc kinh tế Maroc hội nhập nhanh hơn vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), loại bỏ các rào cản về thương mại ngay tại biên giới và hơn thế nữa. Nó cũng làm sâu sắc hơn sự hội nhập bằng cách kết nối giữa yêu cầu thương mại, quy định công nghiệp, kỹ thuật, các quy định liên quan đến động thực vật đang có hiệu lực tại Maroc, cũng như quy định của Liên minh châu Âu (EU).

Liên minh châu Âu (EU) hiện nay là đối tác thương mại hàng đầu của Maroc chiếm 50% tổng trao đổi hàng hóa của quốc gia này. Giá trị trao đổi thương mại giữa hai bên đạt hơn 26 tỷ euro năm 2012, trao đổi dịch vụ đạt 7 tỷ euro, đầu tư song phương đạt gần 29 tỷ euro.