Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.
Hành chính là một trong những lĩnh vực phổ biến trong đời sống của người dân. Đặc biệt trong lĩnh vực hành chính phải kể đến các thủ tục hành chính.
Để giúp bạn đọc dễ hình dung và nhận biết nhanh hơn nội dung trình bày, chúng tôi Ví dụ về thủ tục hành chính nhà nước. Mong rằng qua ví dụ chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc quan tâm theo dõi.
Ví dụ về thủ tục hành chính nhà nước [cập nhật 2023]
Thủ tục hành chính là gì?
Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo hướng dẫn của Nhà nước. Bản thân thủ tục không có mục đích tự thân, thủ tục chỉ thể hiện cách thức tổ chức hoạt động của nhà nước, vì vậy mà thủ tục bị quy định bởi các hoạt động quản lý như: Thủ tục lập pháp; thủ tục tư pháp; thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.
Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất: Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, hoặc được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Đó là các đơn vị quản lý hành chính nhà nước Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân…; các tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền. Tuy nhiên chủ yếu là đơn vị hành chính nhà nước và những người ở đơn vị này thực hiện. Ngoài các đơn vị hành chính nhà nước các đơn vị khác không có chức năng quản lý hành chính nhà nước cũng tiến hành các thủ tục hành chính nhưư quy định chế độ công tác nội bộ, ra các quyết định điều động, bổ nhiệm,…
Thứ hai: Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quy phạm pháp luật hành chính quy định bao gồm các quy phạm về nội dung và thủ tục. Nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý và đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước. Quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung.
Thứ ba: Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất phong phú, đa dạng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực, đặc điểm của đối tượng quản lý và đan xen các yếu tố khác như kinh tế, chính trị văn hóa xã hội. Hơn nữa thực tiễn cho thấy không có một thủ tục hành chính duy nhất do đó cần có sự mềm dẻo linh hoạt.
Ví dụ về thủ tục hành chính
Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn nội dung trình bày xin đưa ra ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể là thủ tục đăng ký kết hôn để bạn đọc cân nhắc. Đây là thủ tục hành chính phổ biến và quen thuộc với người dân.
Bước 1: Các bên khi đáp ứng yêu cầu kết hôn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
+ Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
+ Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ;
+ Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại đơn vị có thẩm quyền
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Mặt khác trong khoản Điều 37 của Luật Hộ tịch năm 2014 cũng quy định:
“ 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn”.
Tùy theo từng đối tượng đăng ký kết hôn khác nhau thì hồ sơ sẽ được nộp ở đơn vị có thẩm quyền theo hướng dẫn như ở trên.
Bước 3: Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Sau khi nộp hồ sơ đơn vị có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sau khi nộp hồ sơ, trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày công tác.