Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi phân tích rõ hơn về Vụ ADF Group Inc. và Hoa Kỳ được giải quyết tại Trung tâm ICSID theo Quy tắc phụ trợ (vụ số ARB (AF)/00/l) ?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Tranh chấp đầu tư quốc tế

Trong phán quyết năm 1924 về vụ tranh chấp Mavrommatis, Toà án Thường trực Công lý quốc tế (tiền thân của Toà án Công lý quốc tế) đã định nghĩa tranh chấp như sau:“tranh chấp là sự bất đồng về mặt pháp lý hay trên thực tế, sự xung đột về mặt quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai hay nhiều người trở lên. Trong một phán quyết khác của Toà án Công lý quốc tế, “tranh chấp được hiểu là một tình huống trong đó hai bên có các quan điểm đối lập liên quan tới câu hỏi về thực hiện hoặc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó trong hiệp ước”.

Từ điển Luật học Black định nghĩa: “tranh chấp được hiểu là mâu thuẫn hay bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các bên; sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi của một bên bị đáp lại bởi một yêu cu hay lập luận trái ngược từ bên kia”.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các Hội đồng trọng tài của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Center of Settlement Investment Dispute – ICSID) đã áp dụng khái niệm tranh chấp tương tự, thường dựa vào cách định nghĩa của Toà án Thường trực Công lý quốc tế và Toà án Công lý quốc tế

Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg đã nêu rõ:

“Tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này là tranh chấp phát sinh từ việc Nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi chung là Chính phủ Việt Nam) hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) dựa trên cơ sở:

– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định bảo hộ đầu tư), trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nưốc ngoài và Chính phủ Việt Nam tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền; hoặc

– Hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nưốc Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền”.

Dưới đây là vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế điển hình, cụ thể là Vụ ADF Group Inc. và Hoa Kỳ được giải quyết tại Trung tâm ICSID theo Quy tắc phụ trợ (vụ số ARB (AF)/00/l) được phân tích ở những mục sau:

2. Nguyên nhân xảy ra vụ việc

Dự án xây dựng đường cao tốc Springfield Interchange tại bang Virginia (dự án Springfield) được tài trợ bởi Cục đường cao tốc Hoa Kỳ. Liên quan đến thực hiện dự án Springfield, một công ty của Hoa Kỳ đã được trao hợp đồng chính và công ty này ký hợp đồng phụ với chi nhánh của ADF Group Inc (ADF) (một Công ty của Canada có chức năng thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép) tại Hoa Kỳ là ADF International về việc cung cấp và phân phối kết cấu dầm thép và các thành phần khác cho 09 cây cầu. Để thực hiện hợp đồng nêu trên, ADF International đã mua thép tại Hoa Kỳ và vận chuyển tới các cơ sở của ADF ở Canada chế biến tiếp và đưa sản phẩm hoàn chỉnh về Hoa Kỳ để sử dụng trong dự án Springfield.

Vào thời điểm này, Hoa Kỳ có Luật Hỗ trợ công trình đường giao thông năm 1982 (Surface Transportation Assistance Act of 1982) và điều khoản “Mua bán của Hoa Kỳ” (Buy America) vối yêu cầu các dự án đường cao tốc quốc gia do Liên bang tài trợ chỉ sử dụng thép sản xuất trong nước. Do đó, các nhà chức trách của Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo với ADF International là họ vi phạm quy định của Buy America vì việc hoàn thiện sản phẩm thép tại Canada đã làm cho sản phẩm cung cấp cho Dự án không phải là hàng hóa được sản xuất tại Hoa Kỳ. ADF International đã phản đối nội dung thông báo này nhưng đã không được Hoa Kỳ chấp nhận. Vì vậy, để thực hiện hợp đồng và tuân thủ Buy America, ADF International buộc phải sử dụng các cơ sở của mình ở Florida, vốn không đủ lớn và phải ký hợp đồng phụ để làm công việc chế tạo dầm thép với các nhà sản xuất kết cấu thép ở Hoa Kỳ. Dự án đã được hoàn thành đúng thời gian, nhưng việc chế tạo các dầm thép tại Hoa Kỳ đã làm tăng chi phí tài chính của ADF International.

3. Nguyên đơn khởi kiện vụ việc

Với lý do trên, ngày 19/7/2000, ADF (Nguyên đơn) đã khởi kiện theo Cơ chế phụ trợ của ICSID với cáo buộc Chính phủ Hoa Kỳ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng, tiêu chuẩn đối xử tối thiểu và từ chôì công lý theo NAFTA.

4. Phán quyết của Hội đồng trọng tài

Liên quan đến vụ việc nêu trên, ngày 09/01/2003, Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc này đã ra phán quyết như sau:

Thứ nhất, về tư cách nhà đầu tư, Hội đồng trọng tài kết luận: ADF là nhà đầu tư của một bên theo NAFTA và ADF International được bảo vệ theo Chương 11 NAFTA; đồng thời, vật liệu thép có nguồn gốc từ Hoa Kỳ do ADF và công ty con của ADF mua tại Hoa Kỳ, sau đó đưa đến Canada chế tạo và vận chuyển trở lại Hoa Kỳ để hợp nhất vào dự án Springfield là một khoản đầu tư;

Thứ hai, về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài: trước sự phản đối của Chính phủ Hoa Kỳ về thẩm quyền của trọng tài xem xét cáo buộc của nguyên đơn về việc Chính phủ Hoa Kỳ vi phạm Điều 1103 của NAFTA (nguyên tắc MFN) do trong thông báo khởi kiện của nhà đầu tư không thể hiện việc này. Hội đồng trọng tài kết luận, việc nhà đầu tư đã không đưa ra danh sách đầy đủ các điều khoản liên quan của NAFTA được cho là bị đơn đã vi phạm tại thông báo khởi kiện không làm mất quyền của họ đề nghị Hội đồng trọng tài xem xét bất kỳ điều khoản NAFTA nào chưa được liệt kê trong danh sách đó. Do đó, Hội đồng trọng tài đã bác bỏ phản đôì của Chính phủ Hoa Kỳ về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc giải quyết khiếu kiện vi phạm nghĩa vụ theo Điều 1103 của NAFTA;

Thứ ba, các nội dung tranh chấp cụ thể:

– Đối với cáo buộc Chính phủ Hoa Kỳ vi phạm nghĩa vụ NT, Hội đồng trọng tài nhận định, ADF đã không chứng minh được việc phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch. Do đó, không thể kết luận là các biện pháp của Hoa Kỳ vi phạm Điều 1102 NAFTA.

– Đối với cáo buộc Hoa Kỳ tiếp tục áp dụng các biện pháp theo Buy America sẽ gây thêm thiệt hại cho ADF International, hạn chế khả năng tham gia đầy đủ vào các dự án xây dựng đường cao tốc do chính quyền Liên bang tài trợ, Hội đồng trọng tài xác định không có bằng chứng cho thấy ADF hoặc ADF International đã tham gia các dự án khác ỏ Hoa Kỳ.

– Đối với khiếu nại vi phạm Điều 1105 NAFTA về tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, trước đó ủy ban thương mại tự do NAFTA (NAFTA FTC) đã ban hành Bản giải thích tiêu chuẩn đốì xử tôi thiểu theo Điều 1105 NAFTA được hiểu theo tập quán quốc tế và các khái niệm đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo vệ đầy đủ và an toàn được gộp theo tiêu chuẩn đôì xử tối thiểu. ADF cáo buộc thông báo này là một văn bản sửa đổi NAFTA và đã không tuân thủ thủ tục cần thiết cho việc có hiệu lực theo nội luật của mỗi bên NAFTA nên không có hiệu lực. Do đó, ADF lập luận là họ phải được hưởng lợi từ việc đốì xử thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư NAFTA: (i) Theo Điều 1105 về tiêu chuẩn đôì xử tối thiểu hoặc (ii) Điều 1103 về MFN.

Hội đồng trọng tài thừa nhận NAFTA FTC là cơ quan cao nhất được thành lập trong khuôn khổ NAFTA, có quyền giải thích các điều khoản của Chương 11 NAFTA. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài nêu rõ, không có điều nào trong NAFTA quy định một văn bản như vậy của NAFTA FTC là một văn bản sửa đổi NAFTA.

Hội đồng trọng tài lưu ý, tập quán quốc tế về tiêu chuẩn đối xử tối thiểu đối với người nước ngoài không phải là bất biến và giống như khi nó được đưa ra vào năm 1927 trong phán quyết “Neer” (Tiêu chuẩn tối thiểu xác định từ vụ Công ty Neer kiện Mexico vào năm 1926, phán quyết trọng tài về vụ việc này vào năm 1927).

5. Quan điểm khác về vụ việc

Thay vào đó, tập quán quốc tế cũng như tiêu chuẩn đối xử tối thiểu đối với người nước ngoài có quá trình phát triển liên tục. Hội đồng trọng tài đã viện dẫn Phán quyết trong vụ Mondev và Hoa Kỳ (một vụ kiện theo Chương 11 NAFTA) để kết luận, Điều 1105 không đưa ra một cơ chế “cố định” mà nghĩa “công bằng” hay “thỏa đáng” phải xét trong từng trường hợp cụ thể.

Hội đồng trọng tài bác bỏ lập luận của ADF về các biện pháp như vậy của Chính phủ Hoa Kỳ là không công bằng và không thể chấp nhận trong bối cảnh NAFTA. Nó cho thấy, yêu cầu về mua sắm chính phủ trong trường hợp này có đặc điểm chung mà NAFTA áp dụng và thể hiện trong pháp luật hoặc thực tiễn của nhiều quốc gia.

Do đó, các biện pháp của Hoa Kỳ không thể được mô tả như khác biệt, sai lệch và tùy tiện. Hội đồng trọng tài cũng cho rằng, họ không có thẩm quyền xét xử, phán xét nội dung các biện pháp của Hoa Kỳ mà bị giới hạn bởi Điều 1131 NAFTA để xác định tính nhất quán của các biện pháp của Hoa Kỳ với quy định của Chương 11 NAFTA và pháp luật quốc tế. Cuối cùng, Hội đồng trọng tài cũng bác bỏ lập luận của ADF về việc Chính phủ Hoa Kỳ đã không tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Điều 1105 NAFTA.

Liên quan đến việc Chính phủ Hoa Kỳ có vi phạm Điều 1103 NAFTA về MFN hay không, Hội đồng trọng tài cho rằng, cũng giống như yêu cầu đối với Điều 1106, Hoa Kỳ được hưởng quyền theo Điều 1108 NAFTA với việc loại trừ áp dụng Điều 1103 trong các trường hợp mua sắm Chính phủ. Tuy nhiên, theo luận cứ phụ thuộc (obiter dictum), Hội đồng trọng tài phát hiện tuyên bố của ADF về các điều khoản đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo vệ đầy đủ và an toàn là khác biệt và được áp dụng rộng rãi theo BIT giữa Hoa Kỳ với Êxtônia và BIT giữa Hoa Kỳ với Anbani đã không được lý giải thuyết phục.

Thêm vào đó, ngay cả khi có tiêu chuẩn này, ADF cũng đã không chứng minh được biện pháp của Hoa Kỳ vi phạm tiêu chuẩn đó. Hơn nữa, Hội đồng trọng tài cũng đã phát hiện, các thư của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để gửi hai BIT nêu trên sang Thượng viện Hoa Kỳ đã làm rõ tiêu chuẩn đối xử tối thiểu dựa trên tập quán quốc tế. Do đó, Hội đồng trọng tài bác bỏ tuyên bô’ của ADF về việc Hoa Kỳ vi phạm điều khoản về MFN theo NAFTA.

– Khiếu kiện của nhà đầu tư về việc Chính phủ Hoa Kỳ vi phạm Điều 1106 NAFTA liên quan đến yêu cầu nội địa hóa sản phẩm, Hội đồng trọng tài cho rằng, dự án Springfield tham gia vào mua sắm chính phủ và theo Điều 1108 NAFTA, thì các Điều 1102, Điều 1103, Điều 1106 và Điều 1107 của NAFTA không áp dụng đối với việc mua sắm chính phủ. Do đó, Hội đồng trọng tài đã bác bỏ cáo buộc của ADF.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).