Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2012

– Nghị định 95/2013/NĐ- CP, sửa đổi bổ sung bởi nghị định 88/2015/NĐ-CP 

2. Nội dung tư vấn:

– Căn cứ theo quy định tại Điều 96 BLLĐ thì:

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Căn cứ theo quy định trên thì người lao động được nhận lương đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả đủ tiền lương cho người lao động và trả đúng thời hạn đã thỏa thuận.

– Người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động hoặc trả lương không đúng thời hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

– Ngoài ra, việc người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ và đúng hạn như thỏa thuận thì còn là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 37 BLLĐ thì: 

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

Mời quý khách tham khảo một vài bài viết liên quan:

– Những vấn đề pháp lý xoay quanh ngày nghỉ hằng năm 

– Tiền lương làm thêm giờ có chịu thuế thu nhập cá nhân không? 

– Nguyên tắc xây dựng và ban hành thang bảng lương 

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật LVN Group. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật LVN Group