Kinh nghiệm thỏa thuận mức lương khi đi xin việc!

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu khi ứng tuyển vị trí này?. Đây chắc hẳn không còn là câu hỏi xa lạ đối với các ứng viên. Thế nhưng, việc trả lời khéo léo với nhà tuyển dụng thì không phải ai cũng làm được. Thỏa thuận lương được xem là một trong những thách thức lớn nhất trong buổi phỏng vấn trực tiếp giữa doanh nghiệp và ứng viên. Vậy cách thỏa thuận lương thế nào hiệu quả? Cùng Luật LVN Group nghiên cứu những cách thỏa thuận lương vừa giúp đạt mức thu nhập mong muốn qua nội dung trình bày sau.

Kinh nghiệm thỏa thuận mức lương khi đi xin việc!

1. Thỏa thuận lương là gì?

Thỏa thuận lương là quá trình thương lượng về mức lương, các chế độ đãi ngộ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên thông qua buổi phỏng vấn trực tiếp. Cuộc thảo luận về vấn đề lương thưởng sẽ dừng lại cho đến khi cả 2 bên cùng đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Quá trình này sẽ giúp ứng viên đạt được mức thu nhập xứng đáng với năng lực và vị trí công việc sắp đảm nhận. Thực tế, cùng làm những công việc như nhau nhưng mỗi người sẽ có mức lương khác nhau, phần lớn dựa vào khả năng thỏa thuận lương của họ. Hài lòng về mức lương, nhân sự sẽ tập trung, vui vẻ cống hiến, làm tốt công việc, đồng thời, họ có thể lên kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.

2. Cách thỏa thuận lương khi phỏng vấn giúp bạn có được mức lương mong muốn

Thông thường, thỏa thuận lương chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và động lực công tác trong cả quá trình lâu dài. Trong những giây phút đầy căng thẳng này, chỉ một sự sơ xuất hoặc thiếu sự chuẩn bị là bạn có thể tuột mất nhiều quyền lợi. Vì thế, ghi nhớ 10 bí quyết sau sẽ giúp bạn thêm phần tư tin trong “cuộc chơi” hấp dẫn và đầy tính mạo hiểm…

2.1. Biết rõ giá trị của mình, các kỹ năng và kinh nghiệm

Bạn có bao giờ bạn thử nghĩ xem mình giá trị đến mức nào. Một lần, hãy viết ra ra giấy những mặt ưu điểm của bạn: kỹ năng, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng nổi bật… Động tác tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về bản thân mình. Nhờ thế, khi các nhà tuyển dụng cố làm bạn thiếu tự tin về giá trị của mình trong lúc thương lượng, bạn vẫn có cơ sở quật ngã những lời nhận xét cố làm bạn mất phương hướng.

2.2. Xác định được mức lương kỳ vọng trước khi đến phỏng vấn

Trước hết, bạn phải xác định được mức lương mà bạn mong muốn dựa trên chi tiêu, kế hoạch tương lai,…Tránh việc khi thỏa thuận lương bạn sẽ bị bối rối, ấp úng không trả lời được hoặc đưa ra mức lương không đáp ứng được nhu cầu của bạn, mà việc thay đổi lương là rất khó khăn.

2.3. Hãy cố gắng tạo ra điểm nhấn trước khi deal lương

Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn hãy chú trọng nói về khả năng, những kinh nghiệm và thành tựu của bản thân. Cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng, thái độ của bạn hoàn toàn phù hợp với công việc và bạn có thiện chí gắn bó trong tương lai. Hãy phối hợp các kỹ năng của bản thân như giao tiếp tốt, khả năng ứng biến linh hoạt,…tạo ra bầu không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng đã có ấn tượng tốt và cảm thấy bạn là một ứng viên sáng giá. Việc thỏa thuận lương của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2.4. Đừng dè dặt khi nói chuyện lương bổng

Chẳng có gì xấu hổ khi định giá sức lao động của mình cả. Để bảo đảm lợi nhuận, nhà tuyển dụng sẽ cố ép bạn xuống mức tối thiểu, sự dè dặt của bạn sẽ tạo thêm cơ hội cho họ. Hãy tự tin khi và thẳng thắng đòi hỏi quyền lợi cho chính mình nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

2.5. Tận dụng thời cơ

Lúc nào là thời gian cần thiết? Một quy luật cốt yếu cần ghi nhớ là đừng vội vàng nhanh nhảu. Tuyệt đối không nên thỏa thuận qua điện thoại, tốt nhất là mặt đối mặt. Nếu như cái giá họ đưa ra không làm bạn vừa ý thì cố giữ bình tĩnh và thể hiện sự không hài lòng của mình một cách khéo léo rõ ràng. Như thế, bạn có thể tác động nhà tuyển dụng nâng cao mức lương. Nếu tình thế có vẻ khó khăn, người phỏng vấn không thể quyết định nhanh chóng, hãy đề nghị một cuộc hẹn khác và luôn tỏ ra nhiệt tình, sẵn sàng hợp tác.

2.6. Lưu tâm đến các quyền lợi, phúc lợi hữu ích khác

Nếu nhà tuyển dụng dứt khoát không thay đổi con số đã đưa ra, bạn có thể yêu cầu được biết về những khoản khác như: tiền trợ cấp, tiền thưởng, lợi ích từ lợi nhuận, tiền thưởng cho thành tích vượt trội… Bạn yêu cầu nhà tuyển dụng cam kết về thời hạn tăng lương, các khoản thu nhập được hưởng trong hợp đồng rõ ràng.

2.7. Định rõ giới hạn chấp nhận được

Đây là điều bạn cần phải luôn lưu tâm và suy nghĩ nghiêm túc tường tận trước mỗi buổi phỏng vấn. Hãy vạch ra giới hạn rõ ràng, con số tối đa mà bạn có thể đạt được, con số tối thiểu mà bạn chấp nhận được.

2.8. Đừng quên những bài học quá khứ

Nhớ lại những lần thương lượng về lương trước đây mà bạn đã trải qua, cho dù đó là những sai lầm thì vẫn là những bài học quý giá giúp bạn có thêm kinh nghiệm phỏng vấn trong “cuộc chiến” giành quyền lợi cho chính mình.

2.9. Đừng quá vội vàng nhận việc

Nếu đã thoả thuận được công việc và mức lương mong muốn, đừng vội nhận việc ngay. Bạn nên chờ 1-2 ngày xem có cơ hội khác tốt hơn được không hoặc xem xét lại mức lương đã đủ tốt chưa, hãy đàm phán lại nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào muốn làm rõ hay điều chỉnh lại. Đừng vội đặt bút ký tên, lúc đó sẽ không còn thay đổi được.

2.10. Tiền không phải là tất cả

Chúng ta luôn muốn được trả công xứng đáng, nhưng nên nhớ tiền không phải là tất cả. Đừng để đồng tiền ép bạn vào những công việc không yêu thích hoặc từ bỏ những cơ hội lớn của tương lai. Bạn cũng nên xem xét đến các công việc tuy có mức lương không cao nhưng lại chú trọng đào tạo giúp bạn phát triển năng lực bản thân tốt hơn.

3. Một vài lưu ý khi thỏa thuận lương

3.1. Không nên đưa ra mức lương quá cao

Úng viên không nên chủ động nhắc đến lương thưởng trước khi nhà tuyển dụng đề cập đến. Bởi đây là vấn đề thiết yếu, chắc chắn nhà tuyển dụng đã chuẩn bị và sẽ nhắc đến trong buổi phỏng vấn. Nếu hỏi trước, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ ứng viên thực dụng, chỉ quan tâm đến tiền bạc thay vì những gì sẽ cống hiến cho công ty.

Bên cạnh đó, nhiều người nghĩ rằng cách deal lương hiệu quả là đưa ra mức cao hơn hơn bình thường để nhà tuyển dụng “mặc cả” dần xuống là vừa. Thế nhưng chính điều này khiến ứng viên bị đánh giá tệ hơn và bị gọi là “kẻ tham lam vô đáy”.

3.2. Khéo léo khi nhắc về lương cũ 

Một điều cần lưu ý trong cách deal lương chính là ứng viên không nên chủ động nhắc về mức lương ở công ty cũ. Trường hợp nhà tuyển dụng hỏi rõ thì nên khéo léo trả lời. Bởi nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào đó mà hạ mức lương định đề xuất ban đầu xuống một chút nhưng vẫn cao hơn công ty cũ và khiến ứng viên hài lòng.

Thực tế, mức lương các ngành nghề luôn được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với sự phát triển của thị trường việc làm ở từng thời gian. Có thể sau một thời gian thất nghiệp, mức lương ở vị trí cũ của bạn không còn khả dụng hoặc được tăng lên đáng kể mà bạn không biết. Vì thế, không nên trình bày quá chi tiết về thu nhập cũ khi được hỏi.

3.3. So sánh lương với công ty khác

Đây được đánh giá là cách deal lương mang lại rủi ro cao. Chẳng doanh nghiệp nào thích bị đem ra so sánh với các công ty đối thủ. Có thể mức lương trung bình cho vị trí đang tuyển dụng cao hơn nhưng nhà tuyển dụng muốn thử thách nên sẽ tìm cách làm khó ứng viên. Nếu không tinh ý, vội vàng so sánh với công ty khác thì ứng viên sẽ làm phật lòng nhà tuyển dụng.

3.4. Thái độ lịch sự

Trong quá trình phỏng vấn, vài ứng viên không giữ được bình tĩnh trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng, đặc biệt về vấn đề lương thưởng. Dù không hài lòng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên cũng nên kiềm chế cảm xúc, không phản ứng quá khích, buông lời chê bai, dè bỉu lương thấp. Điều này sẽ khiến ứng viên để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn một chút so với mong muốn thì đừng vội từ chối ngay. Hãy xem xét những khía cạnh như tài chính của bản thân có đang cần gấp công việc để trang trải sinh hoạt phí  hoặc cần tiền giúp đỡ gia đình được không?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com