Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng cần thiết của thương hiệu, đã tập trung đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ nhãn hiệu Việt Nam bị xâm phạm, các doanh nghiệp Việt mới giật mình nhận ra một vấn đề cũng cần thiết không kém chất lượng, đó là phải bảo vệ thương hiệu. Vậy thương hiệu là gì? Thỏa thuận sử dụng thương hiệu là gì? Mời quý bạn đọc xem nội dung trình bày sau đây.
1. Thương hiệu (brand) là gì?
Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm về thương hiệu. Chính vì không có một định nghĩa rõ ràng nên mỗi người lại hiểu theo 1 cách khác nhau, và nhiều người vẫn lầm tưởng nó là cách gọi khác của nhãn hiệu nhưng sự thật không phải như vậy.
1.1. Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.
Tạm dịch:
Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.
1.2. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.
Tạm dịch:
Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.
1.3. Quan điểm của InvestOne Law Firm
Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp gửi tới.
Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể nhận diện bằng mắt.
2. Điều gì tạo nên thương hiệu?
Bởi vì thương hiệu là tài sản vô hình nên chúng ta cần xem xét những cái “vô hình” đó là gì?
- Số người biết đến;
- Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh;
- Cảm nhận, niềm tin của mọi người về thương hiệu;
- Khả năng tác động đến quyết định mua hàng;
- Những thành tích, giải thưởng,…;
Những thứ “vô hình” trên cần rất nhiều thời gian xây dựng. Và là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố:
- Sản phẩm tốt;
- Dịch vụ tốt;
- Chăm sóc khách hàng tốt;
- Marketing, truyền thông, quảng bá tốt;
- …v…v…
Đó là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của người tiêu dùng với một nhận thức về công ty, những con người của công ty và các sản phẩm của nó.
Đặc biệt, có 1 điểm chung mà tôi thấy ở các thương hiệu nổi tiếng – đó là khả năng nhận diện dễ dàng (dễ đọc hoặc dễ nhớ).
Tất nhiên cũng có một số biểu tượng được thiết kế “cực kỳ phức tạp và khó nhớ” nhưng vẫn rất nổi tiếng. Chẳng hạn như logo của các CLB bóng đá.
3. Mẫu thỏa thuận sử dụng thương hiệu
THỎA THUẬN
SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU
Số: ………………./TTSDTH
Thỏa thuận này được lập vào ngày …… tháng …… năm ……… tại ……………………………, giữa các bên sau đây:
Bên A: ………………………………………………………………………………………………………………….
– Tên doanh nghiệp: ……………………………………….………………………………………………………….
– Trụ sở chính: ……………………………………….………………………………………………………………..
– Điện thoại: ……………………………………….…………………………………………………………………..
– Mã số thuế: ……………………………………….………………………………………………………………….
– Tài khoản số: ……………………………………….………………………………………………………………..
– Đại diện là: ……………………………………….……………………………………….………………………….
– Chức vụ: ……………………………………….……………………………………….…………………………….
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ……………………………………….………………………………………….
(sau đây gọi tắt là Bên Giao)
Bên B:
– Tên doanh nghiệp: ……………………………………….………………………………………………………….
– Trụ sở chính: ……………………………………….………………………………………………………………..
– Điện thoại: ……………………………………….…………………………………………………………………..
– Mã số thuế: ……………………………………….………………………………………………………………….
– Tài khoản số: ……………………………………….………………………………………………………………..
– Đại diện là: ……………………………………….……………………………………….………………………….
– Chức vụ: ……………………………………….……………………………………….…………………………….
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ……………………………………….………………………………………….
(Sau đây gọi tắt là Bên Nhận)
ĐIỀU 1: CĂN CỨ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU
Bên Giao cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu sau đây tại Việt Nam:
Nhãn hiệu Nhóm Sản phẩm Số đơn Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày
ĐIỀU 2 – CHUYỀN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU
Bên Giao bằng văn bản này chuyển giao cho Bên Nhận quyền sử dụng Thưng hiệu tại Việt Nam cho sản phẩm đã được đăng kí theo Số đơn ………………………… nêu trên, và Bên Nhận bằng văn bản này tiếp nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo đúng phương thức quy định trong Thỏa thuận này.
ĐIỀU 3 – PHẠM VI CHUYỂN GIAO QUYỀN
2.1. Hình thức chuyển giao: Độc quyền
2.2. Lãnh thổ chuyển giao: Việt Nam.
2.3. Thời hạn chuyển giao: Thỏa thuận sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn theo các điều kiện nêu tại Điều 5 dưới đây.
ĐIỀU 4 – PHÍ CHUYỂN GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Phí chuyển giao: Ghi rõ phí chuyển giao và phương thức thanh toán (nếu có).
Phí chuyển giao: .
Phương thức thanh toán: tiền mặt
4.2. Nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao quyền:
Bên Nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao quyền.
ĐIỀU 5 – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Giao:
– Bên giao có nghĩa vụ giao đủ toàn bộ giấy tờ liên quan đến Thương hiệu kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký kết, tại địa điểm và bằng phương thức như hai bên đã thỏa thuận.
– Bên giao phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu cho Bên nhận đối với Thương hiệu không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, không vi phạm bản quyền.
– Nếu bên Nhận chậm thanh toán tiền và các chi phí khác thì bên Nhận phải trả tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời gian thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
5.2. Nghĩa vụ của Bên Nhận:
– Bên nhận có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến Thương hiệu sau khi được Bên giao chuyển quyền đối với nhãn hiệu đang đăng ký bảo hộ.
ĐIỀU 6- ĐĂNG KÝ, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT THỎA THUẬN
Bên Nhận có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký việc chuyển giao li – xăng này với Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam và tự chịu mọi chi phí liên quan
Thỏa thuận này được xem như có hiệu lực kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xác nhận đăng ký và sẽ duy trì hiệu lực trọn vẹn trừ khi chấm dứt trước thời hạn theo các điều khoản khác của Thỏa thuận.
Thỏa thuận có thể được gia hạn theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các bên trên cơ sở các điều khoản và điều kiện do hai bên thỏa thuận và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
ĐIỀU 7 – DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA THƯƠNG HIỆU
Bên Giao đảm bảo có trọn vẹn quyền hợp pháp và chính đáng đối với Thương hiệu, cũng như quyền cấp Li – xăng sử dụng thương hiệu tại thời gian lập thỏa thuận này. Đồng thời, Bên Giao cam kết nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo và duy việc hiệu lực của đăng ký Thương hiệu tại Việt Nam trong suốt thời hạn của thỏa thuận.
ĐIỀU 8 – CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, VÔ HI ỆU THỎA THUẬN
Mọi sửa đổi hoặc bổ sung đối với Thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản, chữ ký bời uỷ quyền có thẩm quyền của các Bên và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Thỏa thuận sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao bị đình chỉ hoặc trong trường hợp bất khả kháng.
Thỏa thuận này sẽ vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao đối với Nhãn hiệu bị hủy bỏ theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
ĐIỀU 9 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG
Thỏa thuận này được điều chỉnh và áp dụng theo luật pháp nước CHXHCN Việt. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết trước tiên bằng thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên đồng ý sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án nơi có trụ sở chính của bên bị kiện. Thỏa thuận này được làm thành 3 (ba) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 1 (một) bản, 1 (một) bản được nộp vào Cụ Sở hữu trí tuệ để đăng ký.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ghi tên, chức vụ người ký, đóng dấu) (Ghi rõ tên, chức vụ của người ký, đóng dấu)