Hiện nay, nhà em không thể trả được số tiền trên và vợ chồng nhà chủ nợ kia đã khởi kiện chồng em. (Trước đó chồng em cũng có chơi và vay nợ của vợ chồng nhà này và em đã phải bán hết đất cát đi trả nợ cho chúng và yêu cầu chúng không cho chồng em chơi nữa, tuy nhiên sau đó chúng lại cho chồng em chơi tiếp và đến giờ lại nợ tiếp số tiền trên. Buồn hơn nữa là trước đó vợ chồng em có chơi thân với đôi vợ chồng này, sau vụ việc lần trước em không còn mối quan hệ gì với họ nữa). Hiện tại gia đình em không thể trả được số tiền trên vì miếng đất sau bao năm giành dụm tích cóp để ở lại thành phố lập nghiệp đã bị bán đi trả nợ rồi,bố mẹ ở quê có miếng đất đang ở cũng đã cắm ngân hàng để vay tiền trả nợ cho chồng em rồi, bây giờ em đang chuẩn bị sinh bé thứ 2 mà không còn gì trong tay cả.

Vậy, em xin Luật sư tư vấn giúp em xem có cách nào khắc phục được tốt nhất và nếu ra tòa thì tòa sẽ xử thế nào trong trường hợp này ạ?

Em mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư ạ. Em xin trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật LVN Group! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

 

1. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Luật LVN Group so sánh căn cứ pháp lý của Bộ luật dân sự 2005 trước đây và Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ như sau:

Điều 474, Bộ luật dân sự năm 2005 (hết hiệu lực chỉ có giá trị tham khảo) quy định: Điều 466, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, có thể thấy quy định về nghĩa vụ trả nợ không phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Nghĩa vụ đó vẫn tiếp tục phát sinh nếu hai bên có thỏa thuận cụ thể về phần lãi suất khi vay hoặc xác định mức lãi gốc quá hạn theo luật dân sự mới.

 

2. Vay tiền để chơi cá độ bóng đá thì xử lý theo hướng nào?

Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra hai hướng sau :

TH1 : Khi kiện đòi tiền ra tòa và không công khai mục đích vay tiền để chơi cá độ bóng đá.

Nếu khi bên cho vay khởi kiện đòi tiền chồng bạn ra toàn và cả hai bên đều không nói lý do là vay tiền để chơi cá độ bóng đá thì đây sẽ là một hợp đồng vay tài sản bình thường và có giá trị pháp lý rằng buộc. Căn cứ theo Điều 466, Bộ luật dân sự năm 2015 để xử lý phần nghĩa vụ của người vay.

Theo đó chồng bạn có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền nợ nay cho bên cho vay. Nếu không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì tòa án sẽ tuyên bản án buộc chồng bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà chồng bạn vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu nhà bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào em  bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản… để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho gia đình đó.

TH2 : Kiện đòi tiền ra tòa đồng thời nêu lý do vay tiền để chơi cá độ bóng đá

Nếu khi kiện ra tòa mà các bên công khai mục đích vay tiền này là để chơi cá độ bóng đá luôn tại nhà cho vay tiền là nhà “ôm bóng” theo thông tin bạn cung cấp thì căn cứ theo điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: 

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Theo đó tòa án sẽ tuyên hợp đồng vay tài sản này là vô hiệu do cái mục đích dùng tiền để chơi cá động bóng đã này đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật cụ thể tại Điều 321, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, các bên có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận căn cứ theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015. Kể cả giao dịch cá độ bóng đá của chồng bạn cũng bị vô hiệu, lúc này số tiền mà gia đình kia đã cho chồng bạn vay để chơi luôn tại đó bị thua sẽ được trả lại cho chồng bạn và chồng bạn lại dùng số tiền này trả lại số mà mình đã vay cho gia đình họ. Tuy nhiên khi công khai mục đích của việc vay tiền ra các bên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đương nhiên, trong trường hợp này phải được hiểu rằng bên cho vay biết rõ hoặc cố tình cho vay đối với chồng bạn khi biết rõ mục đích khoản vay đó sử dụng vào mục đích trái pháp luật là đánh bạc thì mới có thể tuyên hợp đồng đó vô hiệu. Còn trong trường hợp bên cho vay không biết hoặc không buộc phải biết thì không có căn cứ để tòa án tuyên hợp đồng đó vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp. Trân trọng ./.