Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

1. Mẫu đơn cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—

BẢN CAM KẾT

Kính gửi: – HIỆU TRƯỞNG

– LÃNH ĐẠO PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

– Tôi tên là       : …………………………………………     

– Sinh ngày      :…… tháng……năm……………………     

– Hiện ngụ tại: …………………………………………………………………………

– Số CMND    : …………Cấp ngày:…………………Nơi cấp: ……………………….

– Nay đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học:  Thạc sĩ:            Tiến sĩ:               

– Theo Quyết định số: …………… ngày …………….. của ………………………….

– Tại cơ sở đào tạo: .……..……………………………………………………………

– Chuyên ngành: ………………………………………………………………………

– Tên đề tài tốt nghiệp SĐH: …………………………………………………………..

– Ngoại ngữ:    Anh:                Pháp:               Khác:……………………………………….

– Trình độ ngoại ngữ: B:          C:               TOEFL:                       Khác:……………………

Nay  tôi cam kết công tác ổn định lâu dài tại Trường ĐH ……. ít nhất là 05 năm kể từ khi nhận bằng. Trường hợp vì lý do cá nhân không tiếp tục làm việc tại Trường thì hoàn trả lại số tiền được Nhà trường hỗ trợ tương ứng với số năm còn lại phải phục vụ./.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm ……..

                                                                                                    Người cam kết   

 

2. Bản cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo là gì?

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đòi hỏi sự phát triển của người lao động, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là hoạt động cần thiết và mang tính chiến lược lâu dài. Việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nâng cao hiệu quả công việc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Có nhiều hình thức để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử người lao động tham gia các khóa đào tạo của các trường, các trung tâm, ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Việc người lao động học nghề tại đơn vị sử dụng lao động có mục đích để làm việc cho người sử dụng lao động. Người lao động phải cam kết làm việc một khoảng thời gian nhất định sau khi học xong như điều kiện để người sử dụng lao động trả chi phí đào tạo cho người lao động.

Bản cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo là văn bản do người lao động được người sử dụng lao động cử đi tham gia khóa đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ, khả năng chuyên môn,… viết nhằm cam kết về thời gian làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian đào tạo.

3. Bản cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo được sử dụng để làm gì?

Bản cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo được sử dụng để cá nhân là người lao động được cử đi đào tạo cam kết về thời hạn lao động với người sử dụng sau khi hết thời gian đào tạo. Bản cam kết làm việc dài hạn này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, văn bản giúp người sử dụng lao động ràng buộc được người lao động sau khi đào tạo.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đó là xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Khi cử người lao động đi đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề, thì thông thường giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, trong hợp đồng thể hiện sự cam kết của các bên với nhau về quyền và nghĩa vụ cả mình đối với bên kia trong quan hệ đào tạo nghề.

Hợp đồng đào tạo nghề là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trọng nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động.

Tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề như sau:

“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpcho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”

Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề được ký kết khi người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Việc quy định như vậy nhằm đảo bảo quyền cũng như lợi ích của người sử dụng lao động, vì có thể hiểu đơn giản hình thức cử người lao động đi học tập, đầu tư trả kinh phí học tập chính là một hình thức đầu tư, mà bất kì hình thức đầu tư nào cũng có rủi ro, để hạn chế tối đa rủi ro thì pháp luật quy định về hợp đồng đào tạo nghề để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động.

Bên cạnh việc chi trả học phí, thì người lao động cũng có thể hỗ trợ thêm cho người lao động các khoản khác như tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dù người lao động không thực hiện các nghĩa vụ lao động trong thời gian đi học. Người lao động học nghề tại đơn vị sử dụng lao động có tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách cũng được trả lương theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng đào tạo nghề cần có các thông tin cơ bản như: nghề đào tạo; địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo; thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; trách nhiệm của người sử dụng lao động; trách nhiệm của người lao động ngoài ra còn có các thông tin khác do hai bên thỏa thuận như phạt vi phạm hợp đồng,…

Như đã nói ở trên, người lao động phải cam kết làm việc một khoảng thời gian nhất định sau khi hoàn thành học đào tạo nghề là điều kiện để người sử dụng lao động trả phí đào tạo. Khi vi phạm cam kết, người lao động phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Trách nhiệm hoàn trả phát sinh khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn hoặc khi người lao động không làm việc cho người sử dụng lao động sau khi học xong, có làm việc nhưng không đủ thời gian đã cam kết. Khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn khiến cho mục đích của hợp đồng không làm được, khiến cho người sử dụng lao động bị thiệt hại, loại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc do nguyên nhân khách quan thì với trường hợp còn lại người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Theo quy định trên, thì chi phí đào tạo gồm các chi phí như các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpcho người học trong thời gian đi học; chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo trong trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo.

5. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

Điều 61 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.