1. Phản tố là gì ?
Phản tố là quyền của bị đơn (người bị kiện) trong các vụ án dân sự, quyền phản tố được hiệu là bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người đã nộp đơn khởi kiện tịa tòa án). Người phản tố cần nộp đơn phản tố cho tòa án để được xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án khi các nội dung trong đơn phản tố có liên quan đến đơn khởi kiện.
Đơn phản tố của bị đơn được tòa án chấp thuận khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đơn phản tố phải được nộp “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” (Khoản 3 điều 200, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015);
+ Về mặt nội dung: Đơn phản tố chỉ được chấp thuận khi “yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” ( điểm a, Khoản 2, điều 200, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) hoặc theo điểm b, khoản 2 điều 200, BLTTDS năm 2015 “Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”.
Ví dụ cụ thể: A kiện B tại tòa án tỉnh Hưng Yên yêu cầu tuyên hợp đồng thuê nhà xưởng vô hiệu (về hình thức của hợp đồng), thời gian khởi kiện kéo dài hơn 1 năm sau khi A nộp đơn khởi kiện. Trong thời gian này B làm đơn phản tố yêu cầu A phải thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng, tiền trông giữ tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp và tiền sửa chữa, cải tạo nhà xưởng khi bị xuống cấp trong quá trình hai bên giải quyết tranh chấp tại tòa án.
+ Về trình tự, thủ tục phản tố: Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện một vụ việc. Có nghĩa là Bị đơn cần phải soạn thảo đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời gia chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
+ Ý nghĩa pháp lý của việc làm đơn phản tố:
– Trường hợp yêu cầu phải tố của bị đơn không được tòa án chấp thuận: Theo quy định tại khoản 6 điều 72, Bộ luật TTDS năm 2015 có quy định: Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng một vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác”. Như vậy, Bị đơn cần tuân thủ các quy định về thời hạn, trình tự nộp đơn phản tố theo luật định ở trên để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất của mình. Nếu không buộc phải khởi kiện một vụ việc độc lập như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức để giải quyết một vụ việc tranh chấp.
– Trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được tòa án chấp nhận: Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận thì yêu cầu này sẽ được xem xét giải quyết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ việc/vụ án. Các bên cần nộp các hồ sơ, chứng cứ theo yêu cầu của tòa án đồng thời thực hiện nghĩa vụ sau:
+ Nộp tiền tạm ứng án phí;
+ Sau khi phản tố mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện (đã được tòa án triệu tập mà không ra) thì tòa án sẽ giải quyết như sau:
– Nếu bị đơn rút đơn phản tố thì tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án;
– Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn khi này trờ thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
– Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu này thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, nguyên vớ quyền lợi nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị kiện thì trở thành bị đơn.
+ Nếu đơn có yêu cầu phản tố mà vắng mặt lần 2 (không có người đại diện tham gia phiên sơ thẩm) thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và bị đơn tòa án có quyền đình chỉ vụ việc.
Và nhiều biến thể khác có thể phát sinh trong từng vụ việc có yêu cầu phản tố của bị đơn. Chúng tôi chỉ đưa ra một số phân tích mang tính căn bản để các bạn hiểu rõ quyền này.
2. Mẫu đơn phản tố
Hướng dẫn cách viết đơn phản tố: Việc soạn thảo đơn phản tố phải căn cứ vào nội dung, tính chất của vụ việc. Luật LVN Group giới thiệu một mẫu đơn phản tố do Luật sư của Công ty Luật LVN Group đã tham gia trực tiếp trong một vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại đã soạn thảo và được tòa án chấp thuận để quý khách hàng tham khảo, vận dụng trong từng trường hợp cụ thể (Mẫu đơn phản tố này đã loại bỏ đi những thông tin cá nhân của nguyên đơn và bị đơn):
>> Tải ngay: Mẫu đơn đề nghị phản tố
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Hưng Yên ngày … tháng …Năm 20…
ĐƠN PHẢN TỐ
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
NGƯỜI PHẢN TỐ:
Họ tên : Ông………………………….
Sinh năm : …./……../19…….
CCCD số : ……………. cấp ngày ……./…../20…. tại Công an tỉnh ……
Địa chỉ thường trú : Thôn …………., xã …………, huyện …………, tỉnh Hưng Yên.
Tôi là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp kinh doanh thương mại” đã được Tòa Án nhân dân tỉnh Hưng Yên thụ lý số …… ngày……tháng…… năm……..
NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:
Họ tên : Ông ……………… – Quốc tịch: Trung Quốc
Hộ chiếu số : ……………… cấp ngày …………../………../20……
(Hộ chiếu cũ số: ……………..)
Là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp kinh doanh thương mại” đã được Tòa Án nhân dân tỉnh Hưng Yên thụ lý số …… ngày……tháng…… năm……..
Nội dung phản tố:
Sau khi Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hưng Yên thụ lý vụ án “Tranh chấp kinh doanh thương mại” giữa Ông ………… và Ông …………. Tôi đã ủy quyền cho Luật sư của LVN Group: ………. – Luật sư/Trưởng văn phòng Công ty luật LVN Group tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Đại diện là Luật sư của LVN Group ủy quyền của cả hai Bên đã có nhiều lần gặp gỡ trực tiếp tại tòa án, tại cơ sở sản xuất kinh doanh của bên bị đơn nhưng đều không thể hòa giải thành do quan điểm của các bên có nhiều điểm khác biệt, mâu thuẫn.
Thứ nhất, Hợp đồng cho thuê nhà xưởng được hai bên ký ngày …. tháng …..năm 20…… được thực hiện nghiêm túc trong hai năm đầu, đến năm thứ 3 của hợp đồng Ông ……….muốn chấm dứt hợp đồng nhưng không chịu thỏa thuận bồi thường theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết trước đó.
Thư hai, Việc Ông ……………. không thực hiện theo hợp đồng đã ký kết đã gây thiệt hại lớn cho tôi trong từ đầu năm 2018 đến nay.
– Nhà xưởng có diện tích gần 1000 m2 (mét vuông) không thể cho bên thứ ba thuê. Nhiều lần tôi đã yêu cầu Ông ……….. trả tiền bồi thường để thu dọn máy móc đồ đạc ra khỏi nhà xưởng, bàn giao lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu nhưng ông …………. không đồng ý và có thái độ bất hợp tác.
– Đồng thời, kể từ ngày Ông …………. bỏ đi không trực tiếp sản xuất tại địa điểm này. Tôi đã phải thuê Ông …………..và Bà …………… là người dân sinh sống trong làng ngày đêm thay phiên nhau trông giữ tài sản của Ông ……………. bao gồm máy móc và một số bao vật liệu (khoảng 5-6 bao) để tại xưởng sản xuất của Tôi. Người đại điện theo ủy quyển đã cung cấp đầy đủ hợp đồng khoán việc, bản sao chứng minh thư cho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng yên trong buổi làm việc ngày ….. tháng …../20…….
– Nhà xưởng không được sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng nên đã xuống cấp nghiêm trọng (có hiện tượng tốc mái khi mưa to, gió lớn), chúng tôi cũng đã cung cấp ảnh chụp hiện trạng mái nhà xưởng cho Quý tòa án trong các buổi làm việc trực tiếp và có thông báo đến phía nguyên đơn về tình trạng, hiện trạng nhà xưởng hiện nay.
Như vậy, Việc không thu được tiền của bên thuê, mặt khác lại phải thuê người ngày đêm trông giữ tài sản của bên thuê đặt trên phần đất thuộc quyền quản lý hợp pháp của mình đã gây thiệt hại trực tiếp đến tài chính của tôi.
Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:
+ Thanh toán toàn bộ số tiền thuê nhà còn thiếu theo hợp đồng cho thuê nhà xưởng đã được hai bên ký kết ngày 20 tháng 04 năm 2016 cho đến thời điểm hết hạn thực hiện hợp đồng. Số tiền yêu cầu thanh toán là:
25.000.000 VNĐ/1 tháng thuê x 12 tháng = 300.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba tram triệu đồng chẵn).
+ Thanh toán toàn bộ số tiền thuê người trông giữ, bảo quản tài sản ngày và đêm cho phần tài sản và máy móc mà Ông …………. đã để lại nhà xưởng khi không trực tiếp sản xuất nay yêu cầu trả lại. Số tiền yêu cầu thanh toán đến tháng 3/2019 là:
15.000.000 VNĐ/1 tháng x 15 tháng = 225.000.000 VNĐ (bằng chữ: Hai tram hai mươi lăm triệu đồng chẵn).
+ Yêu cầu Ông ………….. bỏ một khoản kinh phí phù hợp để sửa lại mái nhà xưởng và khắc phục theo hiện trạng ban đầu để Ông ……… có thể cho bên thứ 3 thuê nhà xưởng này. Chi phí sửa chữa nhà xưởng do ………. chi trả theo giá nhân công vật liệu tại địa phương. Nếu Ông ……….. yêu cầu tôi trực tiếp sửa chữa, khắc phục, tôi yêu cầu Ông ………………. thanh toán số tiền là: 50.000.000 VNĐ để tôi có thể trực tiếp sửa sang lại nhà xưởng.
Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.
Trân trọng cảm ơn!
3. Bị đơn có phải đóng án phí khi làm đơn phản tố ?
Tiền án phí là vấn đề mà bị đơn khi phải tố sẽ đặc biệt quan tâm. Pháp luật quy định cụ thể như sau:
Khoản 1, Điều 146 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí:
“1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí”.
Nộp tiền tạm ứng án phí mang lại lợi ích gì khi phản tố:
– Nếu không thực hiện quyền phản tố rất có thể phạm vi giải quyết vụ việc sẽ không được tòa án xem xét, giải quyết toàn diện, thấu đáo.
Ví dụ: Như trong tình huống trên, nếu Ông A chỉ khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thuê nhà xưởng vô hiệu (không có giá trị pháp lý) mà ông B không phản tố yêu cầu bồi thường thì có thể tòa án chỉ xem xét đến yêu cầu khởi kiện của Ông A là hợp đồng có vô hiệu hay không ? căn cứ vào đâu để giải quyết tuyên vô hiệu ? mà không xem xét đến các yếu tố khác trong đơn phản tố của Ông B.
– Tiết kiệm thời gian theo đuổi giải quyết tranh chấp tại tòa. Việc tòa án không chấp thuận đơn phản tố có thể sẽ dẫn đến một tình trạng xấu là vụ án có thể kéo dài lên cấp trên hoặc khởi kiện giải quyết một vụ tranh chấp độc lập khác.
Như vậy, việc tận dụng quyền phản tố của bị đơn có thể xoay chuyển cục diện pháp lý biến thế từ bị động sang chủ động của bị đơn khi tham gia giải quyết các vụ án tranh chấp tại tòa án. Và xin khẳng định lại một lần nữa: “Phản tố là một quyền năng quan trọng của bị đơn đã được pháp luật quy định”
4. Yêu cầu phản tố và ý kiến bị đơn có khác nhau ?
Yêu cầu phản tố bị đơn | Ý kiến của bị đơn |
– Yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định cụ thể tại điều 200, của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cùng với việc nộp cho tòa án bản nghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn (Khởi kiện ngược) và nội dung yêu cầu phản tố độc lập với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Yêu cầu phản tố của nguyên đơn chỉ được tòa án chấp thuận khi hội tụ điều kiện: 1. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; 2. Yêu cầu phản tố được cấp nhận dẫn đến loại trự việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. 3. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì sẽ chính xác, hiệu quả. |
– Kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản nghi nhận rõ ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ khác kèm theo hoặc Yêu cầu phản tố (nếu có). Theo quy định tại khoản 1, điều 199 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong thời hạn 15 ngày. Cũng theo hướng dẫn của TAND tối cao thì ý kiến của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn nếu bị đơn có yêu cầu cùng nội dung với nguyên đơn (trong phạm vi khởi kiện của nguyên đơn). VD: Nguyên đơn yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thuê nhà xưởng vô hiệu, bị đơn đưa ra các bằng chứng, chứng cứ tài liệu pháp lý chứng minh hợp đồng có hiệu lực (không bị vô hiệu). |
– Bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (nếu tòa án chấp thuận yêu cầu phản tố). | – Bị đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí. |
5. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tham gia giải quyết tranh chấp
Công ty luật LVN Group được thành lập từ năm 2009 với hơn 10 năm xây dựng và phát triển chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp với tất cả các đối tượng trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:
Dù ở bất kỳ đầu khi vướng mắc pháp lý, bạn chỉ cần gọi tới số: 1900.0191 sẽ được đội ngũ Luật sư của LVN Group tư vấn và giải đáp tận tình vướng mắc của bạn. Đây được xem là một trong những dịch vụ pháp lý uy tín nhất của Công ty luật LVN Group. Với lợi ích vượt trội không bị giới hạn bởi thời gian và khoảng cách địa lý dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến của công ty luật LVN Group đã cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất cho hàng triệu người dân Việt Nam trong 10 năm qua.
Với những vấn đề pháp lý phức tạp cần nghiên cứu hồ sơ trước khi trao đổi, bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trả phí qua email.
Nếu bạn ở khu vực Hà Nội hoặc các tỉnh thuộc phía bắc có thể tham khảo: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng. Nơi đây, Bạn có thể gặp gỡ trực tiếp để trao đổi với Luật sư của LVN Group về vụ việc của mình. Chúng tôi săn sàng tiếp nhận dịch vụ và tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
Luật LVN Group không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn của công ty nhằm đáp ứng tốt nhất sự tin yêu của khách hàng dành cho chúng tôi.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư: Lê Minh Trường – Giám đốc điều hành Công ty luật LVN Group