1. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ, thi học phần là gì?

Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học kỳ, kết thúc học phần là mẫu đơn của học sinh, sinh viên với các thông tin, nội dung và lý do xin hoãn thi học kỳ, thi học phần, để đề nghị được xem xét. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ, thi học phần được gửi lên phòng Đào tạo hoặc Hiệu trường nhà trường xin hoãn kiểm tra kết thúc học kỳ, kết thúc học phần cho học sinh, sinh viên.

 

2. Mẫu đơn xin hoãn thi học kỳ, hoãn thi học phần

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HOÃN THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Kính gửi:

– Phòng Đào tạo Trường Đại học Thương mại

– Ban chủ nhiệm khoa Luật kinh tế

– Giảng viên bộ môn: Luật Dân sự

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh A

Ngày tháng năm sinh: 23/4/2004

Mã số sinh viên: 11600xxx Lớp K58A8 Ngành Luật Kinh 

Thuộc Khoa Luật Kinh tế

Điện thoại liên hệ: 0987456xxx

Em làm đơn này xin phép cho em hoãn thi học kỳ học phần Luật Dân sự, thuộc học kỳ I năm học 2022 – 2023, 

Lý do: Em mổ ruột thừa, hiện đang nằm viện quan sát tình hình

Giấy tờ kèm theo (Nếu có):

Xác nhận của cơ sở y tế

Cụ thể học phần xin hoãn thi như sau:

Tên học phần Số tín chỉ Nhóm học phần Điểm giữa kỳ Giờ/ ngày thi
Luật Dân sự 3     8h 00 ngày 12 tháng 12 năm 2022

Em xin hứa sẽ tuân theo mọi quy định chung của nhà trường về việc xin hoãn thi cũng như xin thi bổ sung khi có điều kiện.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2022

Người viết đơn                 

A                            

Nguyễn Minh A                

Ý kiến của Giáo viên chủ nhiệm Ý kiến của giảng viên bộ môn Ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa Luật Kinh tế Ý kiến của lãnh đạo Phòng Đào tạo
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

 Ghi chú:

– Sinh viên phải tự theo dõi lịch thi của những học phần đã xin hoãn thi, đăng ký thi bổ sung kịp thời khi có điều kiện. Nộp đơn xin thi bổ sung tại phòng Đào tạo trước khi thi ít nhất 1 tuần.

– Sinh viên phải giữ đơn này, kèm theo các minh chứng cho lý do xin hoãn thi khi nộp đơn xin thi bổ sung.

>> Tải ngay: Mẫu đơn xin hoãn thi kết thúc học kỳ, hoãn thi học phần

3. Hướng dẫn và thủ tục làm đơn

Sinh viên xin tạm thời hoãn thi trong các kỳ thi – kiểm tra kết thúc học phần vì lý do cá nhân hoặc lý do hợp lệ khác, không thuộc trường hợp bị buộc thôi học theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy trình và thẩm quyền giải quyết:

– Sinh viên nộp Đơn xin hoãn thi có ý kiến của gia đình, kèm theo các minh chứng (xác nhận của y tế Trường hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền), xuất trình Thẻ sinh viên hoặc Căn cước công dân (nếu là người thân của sinh viên) khi đến làm việc tại phòng Quản lý người học.

– Cán bộ phòng Quản lý người học tiếp nhận đơn và các minh chứng trình lãnh đạo Phòng xem xét, xác nhận.

– Cán bộ phòng Quản lý người học chuyển hồ sơ đã có xác nhận của lãnh đạo Phòng tới cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Phòng Đào tạo kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

– Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu liên quan trình lãnh đạo phòng; Lãnh đạo phòng xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.

– Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo trả kết quả về phòng Quản lý người học và các đơn vị liên quan trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

– Cán bộ chuyên quản của phòng Quản lý người học trả kết quả cho sinh viên theo quy định.

Thời gian giải quyết: do phòng đào tạo các trường đại học khác nhau sẽ quy định khác nhau

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, đơn xin hoãn thi sẽ do Hiệu trưởng nhà trường quyết định. Ở một số đơn vị, sinh viên không cần phải đến lấy kết quả xin hoãn thi mà có thể truy cập vào trang web của trường để nhận kết quả.

4. Đánh giá kết thúc học phần và đánh giá kết quả học tập

Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – ngành phụ) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp

4.1. Đánh giá kết thúc học phần

Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, thí nghiệm: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần(sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào đánh giá quá trình học tập và đánh giá kết thúc học phần. Đánh giá quá trình học tập gồm: điểm kiểm tra thường xuyên; điểm đánh giá nhận thức và thái độ học tập; điểm đánh giá phần thực hành, thí nghiệm (nếu có); điểm chuyên cần; điểm đánh giá giữa học phần.

Đánh giá kết thúc học phần là điểm tiểu luận hoặc điểm thi kết thúc học phần. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

Đối với các học phần thực hành, thí nghiệm: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm; cách tính điểm đánh giá học phần này được quy định trong chương trình đào tạo.

Giảng viên giảng dạy học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

4.2. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đã tích lũy được ở học kỳ đó.

Điểm trung bình học kỳ là điểm trung bình cộng có trọng số của các điểm số đã quy đổi theo thang điểm 4 của các học phần đã học trong học kỳ với trọng số là số tín chỉ của từng học phần. 

Số tín chỉ tích lũy là số tín chỉ của những học phần có điểm đạt A, B, C,D tính từ đầu khóa học, kể cả các học phần được miễn và được công nhận tín chỉ.

Điểm trung bình tích lũy là điểm trung bình cộng có trọng số của các điểm số đã quy đổi theo thang điểm 4 của các học phần đã học từ đầu khoá học tới thời điểm được xem xét khi kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học, với trọng số là số tín chỉ của từng học phần.

Người học đã học các chương trình đào tạo khác được bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy có cùng nội dung và thời lượng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể về bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy của người học.

Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần:

– Sau khi kết thúc học tập không quá 2 tuần, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.

– Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group