1. Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc là thông báo của người lao động gửi tới người sử dụng lao động khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng, đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động và là căn cứ để hoàn tất các thủ tục nghỉ việc đúng quy định của pháp luật lao động.

Việc các chủ thể nộp đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động, đơn xin nghỉ việc chính là căn cứ được sử dụng nhằm mục đích chính để các đối tượng là những người sử dụng lao động xem xét, đánh giá trước khi quyết định đồng ý hay từ chối cho người lao động được nghỉ việc.

Một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và thuyết phục sẽ giúp các chủ thể là những người lao động để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũng như đồng nghiệp cũng như góp phần giúp cho việc chấm dứt hợp đồng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

 

2. Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc

Nếu như khi đi xin việc, người lao động phải nộp hồ sơ xin việc với các giầy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bằng cấp,… thì khi nghỉ họ cũng phải viết đơn xin nghỉ việc. Cũng như khi người lao động nộp đơn ứng tuyển vào làm việc tại công ty/doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức, các ứng viên phải nộp đơn ứng tuyển (đơn xin việc) kèm theo đó là hồ sơ ứng viên để đơn vị tuyển dụng xem xét, đánh giá trước khi có quyết định nhận ứng viên vào làm việc tại công ty hay không?Nghỉ việc cũng vậy, việc nộp đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động, đơn xin nghỉ việc chính là căn cứ để người sử dụng lao động xem xét, đánh giá trước khi quyết định đồng ý hay từ chối cho người lao động được nghỉ việc.

Đơn xin nghỉ việc sẽ thay cho lời thông báo của người lao động tới người sử dụng lao động về mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu được chấp thuận, thì người lao động được coi là chấm dứt hợp đồng hợp pháp, được nhận đủ lương và các chế độ trợ cấp theo đúng quy định. Người lao động có nhiều cách để nghỉ việc tại công ty, trường hợp không muốn nộp đơn xin nghỉ việc có thể lựa chọn hình thức nộp thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, với các trường hợp nghỉ việc thông thường (chỉ đơn giản là muốn chuyển sang chỗ làm mới và không có tranh chấp, mâu thuẫn gì với đơn vị sử dụng lao động), người lao động nên lựa chọn việc nộp đơn xin nghỉ việc cho người sử dụng lao động.

 

3. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay thuyết phục và hay nhất 2023

>>> Tải ngay: Mẫu đơn xin nghỉ việc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Ban Giám đốc Công ty Cổ phần CTP

– Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

– Trưởng phòng Kinh doanh

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN TUẤN

Ngày tháng năm sinh: 12/3/1997

Số CCCD/CMTND: 76389363099 Cấp ngày 18/9/2021  tại Cục quản lý trật tự xã hội

Chức vụ: Nhân viên                            Bộ phận: Kinh doanh

Tôi làm đơn này với nội dung:

Tôi xin phép được thôi việc tại Công ty Cổ phần CTP kể từ ngày 7 tháng 3 năm 2023 với lý do: 

Cần thời gian đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và không thể tập trung cho công việc.

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn 03 năm làm việc, Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Những ngày tháng làm việc tại Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm công việc, nâng cao chuyên môn và biết cách xử lý chuyên nghiệp nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.

Rất mong Ban Giám đốc Công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà: Trịnh Văn Dũng

Bộ phận: Kinh doanh

Các công việc được bàn giao: Những công việc tôi được bàn giao trước khi tôi nghỉ việc

Tôi cam đoan sẽ làm việc nghiêm túc và bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.

Xin chân thành cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

4. Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc 

4.1 Có thể sử dụng đơn xin nghỉ việc viết tay

Đơn xin nghỉ việc viết tay có thể giúp thể hiện được tình cảm của bạn đối với công việc và doanh nghiệp và đồng thời cũng thấy được tính chuyên nghiệp của bạn. Hình thức viết đơn này cũng được xem trọng hơn khá nhiều so với các mẫu đơn gửi bằng email. Tuy nhiên kể cả khi viết bằng tay bạn vẫn cần phải tuân thủ đúng quy chuẩn của mẫu đơn.

4.2 Xác định rõ ràng ý định nghỉ việc của bạn

Điều quan trọng nhất để tạo ra những lá đơn xin nghỉ việc hay nhất chính là xác định rõ ràng ý định từ chức của bạn. Bởi lẽ nếu lý do mơ hồ, không rõ ràng có thể gây ra sự hiểu lầm rằng bạn đang có ý định mới, bạn đang muốn tăng lương hoặc những đặc quyền trong công việc. Khi đó nó sẽ gây ảnh, chậm trễ đến thời gian lá đơn của bạn được phê duyệt.

4.3 Đưa ra sự thông báo thích hợp

Thông thường bạn nên gửi đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 2 tuần so với thời điểm bạn rời đi. Bởi lẽ khi thiếu hụt lực lượng công ty cần thời gian để bổ sung vị trí trống và đào tạo người thay thế vào vị trí của bạn. Bên cạnh đó trong trường hợp công việc của bạn phức tạp thì cũng cần thời gian để bàn giao lại. Hơn nữa thông qua việc này cũng thể hiện bạn là người có trách nhiệm.

4.4 Nêu rõ lý do khiến bạn viết đơn xin thôi việc

Nếu như bạn muốn nghỉ việc vì bạn không hài lòng với công ty hoặc bạn có một công việc mới ở công ty khác thì cũng tuyệt đối đừng viết vào đơn xin nghỉ việc. Hãy khôn khéo trong việc đưa ra lý do để tránh làm mất thiện cảm và mối quan hệ từ cả hai phía. Tuy nhiên lý do đưa ra phải rõ ràng và thể hiện được quan điểm muốn rời khỏi công ty của bạn.

4.5 Đưa ra lời đề nghị giúp đỡ nếu như doanh nghiệp cần

Một điểm đặc biệt mà những lá đơn xin nghỉ việc hay nhất có là đưa ra mong muốn sẽ giúp đỡ doanh nghiệp lúc họ cần.  Đặc biệt trong trường hợp bạn nắm giữ một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp thì việc thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ doanh nghiệp khi họ cần. Một ví dụ như đào tạo nhân viên mới sẽ giúp lấy được thiện cảm khá nhiều từ ban giám đốc hay người trực tiếp quản lý bạn. Hơn nữa trong thời buổi kinh tế khá phức tạp như hiện nay thì việc tạo được thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

4.6 Đừng quên cảm ơn sếp của bạn ở cuối đơn xin nghỉ việc

Một lời cảm ơn gửi đến sếp của bạn để họ thấy rằng bạn đã có những hoạt động có ích tại công ty và nó sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Ngoài ra  điều này cũng sẽ giảm thiểu đi rất nhiều những thái độ tiêu cực tiềm ẩn mà bạn có thể gặp phải khi xin nghỉ việc.

 

5. Một số lý do phổ biến khi viết đơn xin nghỉ việc

5.1 Các lý do nghỉ việc chính đáng

Trong một lá đơn xin nghỉ việc lý do xin nghỉ giữ vai trò quan trọng nhất. Viết một lý do như thế nào để không mất lòng cấp trên nhưng vẫn thuyết phục và gửi được hình ảnh bản thân quả thật là một điều khiến nhiều người đau đầu. Luật LVN Group xin gợi ý cho bạn một số lý do nghỉ việc chính đáng như sau:

Lý do chính đáng là những lý do hợp lý theo hoàn cảnh thực tế và dễ để được người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động được nghỉ việc.

– Khi làm việc tại một nơi quá lâu và mong muốn thay đổi môi trường làm việc để làm mới mình;

– Được đào tạo chuyên ngành Công nghệ nhưng định hướng phát triển công ty có sự thay đổi và không phù hợp với chuyên môn được học.

– Thay đổi địa chỉ sang tỉnh/thành phố khác, không thuận tiện đi làm tại công ty.

– Chế độ đãi ngộ không tương xứng với công sức bỏ ra và cần tìm một nơi mới để cải thiện thu nhập ổn định cuộc sống;

–  Không có cơ hội thăng tiến trong công việc dẫn đến mất động lực trong công việc;

– Mâu thuẫn với cấp trên không thể hòa giải.

– Cần thời gian đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và không thể tập trung cho công việc.

– Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.

– Có cơ hội việc làm tốt hơn với mức đãi ngộ tốt hơn.

– Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.

 

5.2 Các lý do nghỉ việc không chính đáng

Các lý do nghỉ việc không chính đáng thì bạn đặc biệt lưu ý không nên sử dụng. Bởi lẽ nó không chỉ khiến sếp gây khó khăn trong thủ tục xin nghỉ của bạn mà còn khiến họ có những đánh giá trái chiều về bạn. Hơn nữa cũng giúp họ không cảm thấy hối hận khi đã tin tưởng bạn trong suốt thời gian quá. Một số lý do không chính đáng đặc biệt không nên đưa vào đơn xin nghỉ việc:

– Gia đình không cho làm việc và muốn chuyển sang công việc khác;

– Không hòa nhập được với đồng nghiệp do có nhiều quan điểm và khác biệt trong suy nghĩ;

– Vì những lý do buồn phiền cá nhân, chia tay người yêu, thất tình;

– Không thích lịch làm việc của công ty và cảm thấy bị gò bó về mặt thời gian;

– Công việc hiện tại nhàm chán, thiếu động lực phát triển;

– Ghét công việc hiện tại và muốn tìm công việc khác cảm thấy thích hơn;

– Bố mẹ bắt nghỉ việc…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề trên. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!