1. Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất
>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
===o0o===
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Số ………./20.…./HĐ)
– Căn cứ Luật … nước CNHXCN Việt Nam;
– Căn cứ Luật … nước CHXHCN Việt Nam;
– Căn cứ Nghị định ….;
– Căn cứ yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật …..
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …
Chúng tôi gồm có:
Bên thuê dịch vụ (Bên A):
Người đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Địa chỉ viết hoá đơn TC:
Điện thoại:
Số tài khoản: Mở tại ngân hàng:
Bên thuê cung cấp dịch vụ (Bên B):
Người đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Địa chỉ viết hoá đơn TC:
Điện thoại:
Số tài khoản: Mở tại ngân hàng:
Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý
1.1. Nội dung vụ việc:
1.2. Các dịch vụ pháp lý:
Điều 2. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán
2.1. Thù lao:
– Theo giờ [………… ]; Theo ngày [………]; Theo tháng […….];
– Theo vụ việc với mức thù lao cố định [………];
– Theo vụ việc với mức thù lao theo tỷ lệ […….];
– Thoả thuận khác […………..]………….………
2.2. Chi phí:
– Chi phí đi lại, lưu trú:
– Chi phí sao lưu hồ sơ:
– Chi phí Nhà nước:
– Thuế giá trị gia tăng:
– Các khoản chi phí khác:
2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí:
2.4. Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;
2.5. Thoả thuận khác về thù lao và chi phí:
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
3.1. Bên A có quyền:
a) Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Bên A;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho Bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên B biết trước 15 ngày đồng thời phải thanh toán cho Bên B các khoản thù lao, chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.
c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận.
3.2. Bên A có nghĩa vụ:
a) Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;
b) Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc.
c) Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.
d) Thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
4.1. Quyền của Bên B:
a) Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc.
b) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận.
c) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
4.2. Nghĩa vụ của Bên B:
a) Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho Bên A.
b) Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.
c) Thông báo kịp thời cho Bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp. Việc thông báo bằng văn bản viết, fax, email từ địa chỉ email của Bên B cho Bên A chỉ được thực hiện nếu Bên A có yêu cầu bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ số máy fax, địa chỉ email mà Bên A cung cấp cho Bên B trong hợp đồng này.
d) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A.
đ) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin trái thoả thuận.
e) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 5. Thời hạn thực hiện hợp đồng
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Điều 6. Điều khoản chung
6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp đồng này và các văn bản hướng dẫn của các luật đó.
6.2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
6.3. Hợp đồng được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
6.4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày………………
ĐẠI DIỆN BÊN A (ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
2. Quy định về việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam
Vì vậy có thể nói dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi có bản chất là cấu thành sự kiện hay là sự kiện pháp lí phức hợp giản đơn (còn gọi là phức hợp tự do).
2.1 Khái niệm chung về nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lí hoặc là quan hệ pháp luật. Bài viết này đề cập việc nuôi con nuôi dưới góc độ là sự kiện pháp lí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Với ý nghĩa là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi bao gồm các sự kiện sau:
– Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;
– Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống;
– Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí;
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
– Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc nuôi con nuôi.
Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lí. Nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lí phức hợp. (1)
2.2 Bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi
Theo lí luận chung, sự kiện pháp lí phức hợp có thể có tính chất giản đơn, ràng buộc hoặc hỗn hợp.(2) Vậy sự kiện nuôi con nuôi có tính chất như thế nào? Để thấy được tính chất của sự kiện pháp lí này cần xem xét các sự kiện cấu thành của nó, bao gồm sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi, của cha mẹ đẻ, người giám hộ của người con nuôi, của bản thân người con nuôi và sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ nhất, về sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi. Người nuôi con nuôi muốn thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thoả mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và gia đình. Bản thân người nhận nuôi con nuôi mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Nhu cầu của người nuôi là lí do chủ yếu dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thường có suy nghĩ kĩ càng trước khi đi đến quyết định nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lí của nó. Song sự tự nguyện đó phải xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi và phù hợp với lợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lí.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất của vấn đề vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốn nhận nuôi con nuôi phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai vợ chồng phải thoả thuận và thống nhất được về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi phải đứng tên cả hai vợ chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn khi người nhận nuôi con nuôi đã có vợ (chồng), nhưng vợ (hoặc chồng) của họ không muốn nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí của cả vợ và chồng.(3) Quy định này có phần chưa được rõ ràng nên có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở bài viết khác.
Trong đơn xin nhận con nuôi, người nhận nuôi con nuôi có thể trình bày nguyện vọng của mình xin đích danh một trẻ em nào đó từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc từ gia đình.(4) Nếu chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi thì người nhận nuôi có thể trình bày nguyện vọng của mình về đặc điểm của trẻ em mà họ muốn nhận nuôi như tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, tình trạng gia đình của đứa trẻ: Là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi hay đang sống tại gia đình… Nguyện vọng đó của người nhận nuôi về nguyên tắc được cơ quan có thẩm quyền tôn trọng và đáp ứng nếu có đối tượng trẻ em thích hợp.(5) Như vậy, người nhận nuôi con nuôi hoàn toàn chủ động thể hiện ý chí trong việc xin nhận nuôi một đứa trẻ phù hợp với nguyện vọng, tình cảm của mình. Chỉ khi người xin nuôi con nuôi không bày tỏ ý muốn của mình về đứa trẻ cụ thể muốn nhận nuôi mà chỉ thể hiện nguyện vọng xin nuôi con nuôi thì khi đó cơ quan có thẩm quyền có thể giới thiệu bất cứ trẻ em nào cho họ.
Từ sự phân tích trên cho thấy người nhận nuôi con nuôi luôn chủ động và độc lập trong việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi thể hiện rõ ý chí đơn phương từ phía người nhận nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thể hiện ý chí của mình một cách chủ động, khách quan thông qua đơn xin nhận nuôi con nuôi. Họ cũng có thể đưa đơn bất cứ vào lúc nào mà họ muốn. Hành vi đó của người nhận nuôi con nuôi chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có người được nhận nuôi phù hợp, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Như vậy có thể nói sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi là hành vi pháp lí đơn phương, nó chỉ có hiệu lực khi được các chủ thể có liên quan tiếp nhận.
Thứ hai, về sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi
+ Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ
Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định:
“Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó…”.
Việc cho con mình làm con nuôi người khác thường là việc làm bất đắc dĩ trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Do đó, cha mẹ đẻ luôn cân nhắc, suy nghĩ kĩ trước khi quyết định cho con mình làm con nuôi với mong muốn đứa trẻ sẽ có môi trường, điều kiện sống tốt hơn, khi bản thân họ không thể có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ. Việc cho con làm con nuôi phải xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của cha mẹ đẻ trên cơ sở lợi ích của đứa trẻ. Sự tự nguyện thật sự là sự tự nguyện được hình thành trên cơ sở nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc cho con làm con nuôi, phù hợp với mong muốn và tình cảm của cha mẹ đẻ, phù hợp với lợi ích của người con nuôi. Mọi sự đồng ý cho con làm con nuôi vì mục đích trục lợi đều không phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi và không phải tự nguyện thật sự. Ngược lại, mọi sự tác động, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép… để có được sự đồng ý của cha mẹ đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi cũng đều không hợp pháp và về nguyên tắc không có giá trị pháp lí. Sự đồng ý cho con mình làm con nuôi người khác phải xuất phát từ tự nguyện và ý chí độc lập của cha mẹ đẻ. Sự đồng ý đó phải được thể hiện một cách khách quan bằng văn bản và phải được xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp cơ sở nơi cư trú của cha mẹ đẻ
Sự đồng ý của cha mẹ đứa trẻ về việc cho con làm con nuôi cần phân biệt một số trường hợp cụ thể sau:
– Khi cha mẹ đẻ đều còn sống và có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó trong việc cho con làm con nuôi, kể cả trong trường hợp cha mẹ đẻ đã li hôn, chỉ có một người (cha đẻ hoặc mẹ đẻ) trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đó;
– Khi một người, cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia(6);
– Khi không xác định được cha đẻ của đứa trẻ thì chỉ cần sự đồng ý của người mẹ; khi không xác định được mẹ đẻ của đứa trẻ thì chỉ cần sự đồng ý của người cha đẻ;
– Sự đồng ý của cha mẹ đẻ là điều kiện bắt buộc trong trường hợp người được nhận làm con nuôi dưới 18 tuổi hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tự nguyện đồng ý làm con nuôi người khác thì không cần có sự đồng ý của cha mẹ đẻ.
+ Sự đồng ý của người giám hộ
Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “… nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ”. Người giám hộ chỉ có quyền thể hiện ý chí cho người mà mình giám hộ làm con nuôi khi cả cha mẹ đẻ của người đó đều không xác định được hoặc đều đã chết, bị tuyên bố chết hoặc đều mất năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ có thể là người giám hộ đương nhiên, người giám hộ được cử hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng. Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng chỉ có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi “trong trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đã có giấy của cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự”.(7) Giấy thoả thuận đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của người giám hộ phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của người giám hộ.
Qua các quy định trên có thể thấy về nguyên tắc, ý chí của người giám hộ về việc cho đứa trẻ được giám hộ làm con nuôi phải xuất phát trên cơ sở ý chí của cha mẹ đẻ đã thể hiện từ trước. Nếu cha mẹ đẻ còn có khả năng thể hiện ý chí của mình thì việc cho con làm con nuôi phải do chính họ quyết định.
Từ những phân tích trên cho thấy sự thể hiện ý chí của người cho con nuôi là hành vi pháp lí đơn phương, thể hiện ý chí độc lập của một bên chủ thể (bên cho con nuôi). Hành vi pháp lí đơn phương đó có thể do một chủ thể thực hiện (cha đẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ khi một bên chết trước hoặc mất năng lực hành vi dân sự…) nhưng cũng có thể do hai chủ thể thực hiện (cha mẹ đẻ cùng thoả thuận cho con làm con nuôi, ông bà với tư cách là người giám hộ cho cháu chưa thành niên…). Hành vi pháp lí đơn phương này chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có sự tiếp nhận của chủ thể phía bên kia là người nhận nuôi con nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Thứ ba, sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi
Một quyền cơ bản của trẻ em là quyền được tự do bày tỏ quan điểm của mình về “những vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em”.(8) Pháp luật quy định sự bày tỏ ý chí đồng ý làm con nuôi của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí. Đứa trẻ có quyền quyết định một cách độc lập có đồng ý làm con nuôi người khác hay không trên cơ sở tự nguyện thật sự, phù hợp với nhận thức, tình cảm của đứa trẻ đối với việc được nhận làm con nuôi. Chỉ trên cơ sở đó thì sự đồng ý của đứa trẻ mới có giá trị pháp lí vì nó minh bạch, rõ ràng. Sự đồng ý của đứa trẻ có được do dụ dỗ, mua chuộc hay bị lừa dối, cưỡng ép, khống chế… dù từ bất cứ ai đều làm cho việc nuôi con nuôi không có giá trị pháp lí. Vì vậy, sự đồng ý của bản thân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí đơn phương, phát sinh một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ.
Thứ tư, sự thể hiện ý chí của Nhà nước
Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận hoặc không công nhận việc nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự nguyện của các bên đương sự, thẩm tra các điều kiện cần thiết về phía người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. Sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng kí nuôi con nuôi và ra quyết định công nhận nuôi con nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi là cơ sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.
Tóm lại, việc nuôi con nuôi với ý nghĩa là sự kiện pháp lí phức hợp bao gồm nhiều sự kiện cấu thành. Vậy giữa các sự kiện cấu thành đó có mối liên hệ với nhau như thế nào? Từ sự phân tích trên có thể thấy rõ: Giữa các sự kiện cấu thành trên có mối liên hệ linh hoạt, không ràng buộc, không chi phối, không phụ thuộc lẫn nhau. Các sự kiện cấu thành đó có thể phát sinh ở những thời điểm khác nhau một cách tự do, độc lập. Chúng sẽ được liên kết lại tại thời điểm cuối cùng với sự phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi. Vì vậy có thể nói dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi có bản chất là cấu thành sự kiện hay là sự kiện pháp lí phức hợp giản đơn (còn gọi là phức hợp tự do).
Xác định rõ bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi với tư cách là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật là cơ sở để xây dựng những quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi./.
3. Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của công dân
Thực tiễn tư pháp và bảo đảm quyền con người trên thế giới đã cho thấy, hoạt động TGPL có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo đảm và hiện thực hóa các quyền con người. ở Việt Nam, điều này càng cần thiết, nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà người nghèo, vùng sâu, vùng xa và đối tượng chính sách chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.
4. Pháp luật quốc tế và quốc gia về quyền được trợ giúp pháp lý
Quyền được TGPL hay quyền tiếp cận TGPL là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người, là một quyền cụ thể của quyền tiếp cận tư pháp (hay quyền tiếp cận công lý). Nội hàm của nó là những yêu sách chính đáng của cá nhân hoặc nhóm người nhất định về việc được tiếp cận hệ thống dịch vụ và tư vấn pháp lý miễn phí dựa trên quy định của pháp luật. Quyền được TGPL khác với hoạt động TGPL ở chỗ, đó là phạm trù dùng để chỉ khả năng và năng lực của chủ thể thụ hưởng sự TGPL được pháp luật bảo đảm; trong khi đó, hoạt động TGPL chỉ hệ thống và cách thức cung cấp dịch vụ TGPL. Chủ thể của quyền TGPL là cá nhân. Chủ thể của hoạt động TGPL là nhà nước và xã hội. Hoạt động TGPL có hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào cơ chế thực thi nó và việc xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động dựa trên quyền và lợi ích của đối tượng thụ hưởng làm xuất phát điểm, đồng thời làm phương tiện và mục đích cho toàn bộ hoạt động TGPL.
Quyền tiếp cận tư pháp nói chung và tiếp cận TGPL nói riêng được quy định tại một số công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự – chính trị năm 1966, Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Quyền được TGPL được ghi nhận đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 khẳng định ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được tôn trọng và bảo đảm.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Chương IV về người tham gia tố tụng có những quy định về bảo đảm quyền được TGPL của công dân.
>>Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.0191
Thêm nữa, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường vai trò và chất lượng của hệ thống tư pháp trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta. Chiến lược này cũng chú trọng vào việc tăng cường năng lực của cán bộ tư pháp, xây dựng nền tư pháp độc lập, vững mạnh và nâng cao vai trò của Luật sư của LVN Group như là một điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm tốt quyền tiếp cận công lý và TGPL của người dân.
5. Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý: thành tựu và thực trạng
Trong những năm qua, hoạt động TGPL và việc bảo đảm quyền được TGPL đã đạt những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực vào việc cải thiện và thúc đẩy việc thụ hưởng các quyền con người và quyền công dân của người dân. Kết quả đáng khích lệ của hoạt động TGPL phản ánh tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp, quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và đặc biệt từ hệ quả của sự ra đời của Luật TGPL và Luật Luật sư. Theo số liệu khảo sát của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, tính từ năm 1997 cho đến năm 2007, cả nước đã có tới hơn một triệu người được TGPL, trong đó có tới 65.337 người được nhận đại diện và bào chữa; 19.937 người được hoà giải thông qua sự TGPL. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn pháp lý thông qua hình thức cung cấp thông tin pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục vẫn là hoạt động chủ đạo của công tác TGPL, với 994.423 người nhận được sự TGPL theo hình thức này. Trong số các đối tượng chính sách được TGPL, có tới hơn một nửa là người nghèo, điều này cũng phản ánh tương đối sát thực tiễn người nghèo cần TGPL (1). Ngoài ra, trong số những đối tượng nhận TGPL, có tới hơn 40% là phụ nữ đã phản ánh thực tế phụ nữ là một trong những đối tượng cần phải được đặc biệt quan tâm và ưu tiên trong hoạt động cung cấp TGPL.
Hoạt động TGPL trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc thụ hưởng quyền tiếp cận công lý và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của những người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, trẻ em và phụ nữ. Nó góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nhất là ở địa phương, và tới những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội, nhờ đó họ nâng cao được nhận thức về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ dân sự và hình sự có liên quan. Hoạt động TGPL đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ, công chức và người dân về pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ liên quan của cán bộ, công chức đối với nhân dân. Theo ý nghĩa đó, TGPL tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hoá các quyền con người và quyền công dân của các cá nhân.
Cùng với sự ra đời của Luật TGPL và Luật Luật sư, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật đã góp phần tích cực vào cải thiện nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật cũng như việc nâng cao vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của những người tham gia hoạt động tố tụng và các trợ giúp viên pháp lý, các cộng tác viên đối với việc bảo đảm quyền được TGPL của đối tượng thụ hưởng. Chẳng hạn, Mục I của Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng quy định về trách nhiệm của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần phải cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận TGPL cho bị can, bị cáo và các đương sự liên quan. Cơ quan tố tụng khi giải thích cho người đang bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và các đương sự khác biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố tụng thì phải giải thích cho họ về quyền được TGPL và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về TGPL (điểm 4, Mục I của Thông tư liên tịch). Đây là những điểm mới trong công tác thực thi pháp luật và bảo đảm quyền con người của các cá nhân, đặc biệt là quyền được TGPL từ nghĩa vụ thực thi của các cơ quan tố tụng và cán bộ áp dụng pháp luật.
Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc bảo đảm quyền được TGPL của người dân vẫn còn nhiều bất cập.
Một trong những bất cập, hạn chế của việc bảo đảm quyền được TGPL cho người dân là hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết, cụ thể về tiêu chí thụ hưởng quyền được TGPL của các đối tượng được nêu trong Điều 10 của Luật. Hơn nữa, đối tượng được TGPL theo quy định của Luật còn hạn chế và chưa phản ánh đầy đủ tinh thần nhân văn, nhân đạo của pháp luật nước ta cũng như của việc thực thi nghĩa vụ của Việt Nam đối với chuẩn mực quốc tế về quyền con người được thể hiện trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Chẳng hạn, Luật TGPL chỉ thừa nhận quyền được TGPL cho đối tượng là trẻ em không nơi nương tựa, chứ chưa phải là trẻ em nói chung, cũng như đối tượng là người nghèo mà chưa có những quy định mở rộng cho những đối tượng có thu nhập thấp hoặc những người thất nghiệp, vô gia cư… Trong khi đó, pháp luật quốc tế quy định rằng, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ và có quyền được tiếp cận tư pháp và TGPL miễn phí. Điều 40 (khoản b, đoạn ii) của Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định, bất cứ trẻ em nào bị khởi tố là đã vi phạm pháp luật hình sự đều có quyền được trợ giúp về pháp lý hoặc sự trợ giúp thích hợp khác cho sự biện hộ của mình. Điều 14 (khoản 3, đoạn d) của Công ước quốc tế về quyền dân sự – chính trị quy định trong quá trình xét xử với một tội hình sự, mỗi người đều có quyền được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình lựa chọn, được nhận sự TGPL mà người ấy không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện chi trả (2). Thực tiễn tư pháp ở các quốc gia châu Âu và Toà án châu Âu cũng cho thấy, đối tượng thụ hưởng TGPL không chỉ là những người không có khả năng chi trả trong các vụ án hình sự, trong quá trình tố tụng hình sự, mà còn cả cho những vụ án dân sự – trong quá trình tố tụng dân sự (3). Thực tiễn này đặt ra kinh nghiệm cho hoạt động TGPL ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận quyền. Thêm nữa, ở Việt Nam, đối tượng được TGPL hiện nay chưa bao hàm những người cũng được coi là yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và chiếm số lượng khá lớn là phụ nữ ở nông thôn. Nhiều vụ án dân sự, hình sự liên quan đến quyền và lợi ích của nhóm đối tượng này đã xảy ra, nhưng không phải tất cả họ đều có thể có quyền được TGPL.
Trong bất kỳ một xã hội văn minh, dân chủ nào, Luật sư của LVN Group đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, vai trò của Luật sư của LVN Group ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Cùng với sự thiếu hụt về số lượng là chất lượng của đội ngũ Luật sư của LVN Group. Hiện cả nước mới chỉ có hơn 4.000 Luật sư của LVN Group trên tổng số 86 triệu dân, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. So sánh với các quốc gia phát triển như Vương quốc Anh, tỷ lệ Luật sư của LVN Group trên số dân là 1/430(4); Hoa Kỳ là 1/300 dân (5). Trong khi đó, tỉ lệ của Việt Nam là 1/25.000 dân, chỉ xấp xỉ bằng 1/60 so với Vương quốc Anh. So với những quốc gia trong khu vực, tỷ lệ Luật sư của LVN Group trên người dân của nước ta vẫn là rất thấp. Quốc gia láng giềng Trung Quốc có tỉ lệ Luật sư của LVN Group trên số dân là 1/12.000(6), Hàn Quốc là 1/4.400(7) và Nhật Bản là 1/5.500 dân (8). Sự thiếu hụt đội ngũ Luật sư của LVN Group ở nước ta đã ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền được TGPL của người dân. Ngoài ra, hệ thống giáo dục pháp luật và nghề luật nước ta trong những năm qua chưa thực sự chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng hành nghề và trang bị tri thức pháp luật quốc tế và quốc gia về quyền con người. Hệ quả là đội ngũ Luật sư của LVN Group – những người tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân còn hiểu rất mơ hồ và thiếu sâu sắc về quyền con người. Đó là chưa kể đến những Luật sư của LVN Group thiếu nhiệt tình, thiếu đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Thêm nữa, hiện nay chúng ta vẫn chưa có các Luật sư của LVN Group công có trách nhiệm tham gia hoạt động TGPL và cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí. Mặc dù pháp luật khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực và chủ động đối với hoạt động TGPL, nhưng thực tiễn cho thấy sự tham gia ở mức độ rất hạn chế của đội ngũ Luật sư của LVN Group vào hoạt động TGP. Điều này cũng có thể giải thích là do sự thiếu hụt đội ngũ Luật sư của LVN Group nói chung cũng như sự vắng bóng của đội ngũ Luật sư của LVN Group công nói riêng trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Thêm nữa, phần lớn các Luật sư của LVN Group tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi nhu cầu được TGPL lại chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo dự kiến của Bộ Tư pháp, trong những năm tới, chúng ta phải cần từ 18.000 đến 20.000 Luật sư của LVN Group mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp cận dịch vụ pháp lý của người dân.
TGPL là hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (mặc dù ngân sách cho hoạt động được nhà nước chi trả), nhưng chất lượng của loại hình dịch vụ này chưa thực sự bảo đảm và đạt kết quả tốt. Chẳng hạn, trong các vụ việc đại diện và bào chữa cho những người tham gia tố tụng thuộc đối tượng thụ hưởng TGPL, chưa có được sự đại diện và bào chữa của các Luật sư của LVN Group hoặc bào chữa viên có kinh nghiệm. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận công lý và quyền tiếp cận công lý của người được thụ hưởng TGPL.
Là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá và nền kinh tế thị trường, ở các thành phố lớn ngày càng có nhiều người lao động nhập cư đến từ các địa phương lân cận. Theo con số chưa đầy đủ của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, có đến hàng trăm nghìn người lao động nhập cư đang làm việc và tìm việc trong các khu vực kinh tế khác nhau (9). Họ thường là đối tượng bị thiệt thòi và phải chịu đựng những điều kiện lao động khắc nghiệt, hay gặp rắc rối về việc chi trả, bồi thường phát sinh trong quan hệ lao động. Rõ ràng, người lao động nhập cư là nhóm người chịu thiệt thòi mới trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó là khoảng nửa triệu công dân Việt Nam đang lao động ở nước ngoài ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhiều khi bị lạm dụng, bị vi phạm bởi những nhà tuyển dụng, người chủ lao động trong khi hiểu biết về pháp luật của họ rất hạn chế, nhất là pháp luật của nước sở tại. Không ít lao động này vì điều kiện lao động hà khắc mà tự ý đơn phương từ bỏ hợp đồng lao đồng và trôi nổi trên thị trường lao động bất hợp pháp nên họ càng dễ dàng bị lợi dụng và vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Họ thực chất cũng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, hơn nữa là nhóm người thiểu số trong xã hội ấy. Tuy nhiên, họ vẫn không là đối tượng được TGPL.
Đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như: phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, những người thiểu số, quyền được tiếp cận tư pháp nói chung và quyền được TGPL nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ hưởng quyền con người trên thực tế. Việc bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương này sẽ không thể có hiệu quả và đầy đủ nếu nhận thức về quyền cũng như cơ chế trợ giúp không có tính thực thi cao. Kinh nghiệm của các địa phương trong những năm qua đã cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên, trong hoạt động TGPL, các trung tâm TGPL địa phương chưa hoạt động có hiệu quả vì đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên chưa thực sự nắm vững pháp luật nói chung và quyền con người nói riêng (10).
6. Một số đề xuất bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của công dân
1. Hoạt động tư pháp nói chung và TGPL nói riêng cần phải được xây dựng dựa trên việc định hướng về quyền hay tiếp cận dựa trên quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong hoạt động TGPL đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL và các cơ quan công vụ tham gia vào hoạt động này phải thay đổi nhận thức, hành vi và kỹ năng thực hành TGPL. Điều đó đặt ra yêu cầu đào tạo một cách có hệ thống tri thức về cách tiếp cận dựa trên quyền và về quyền con người cho chủ thể thực hiện TGPL. TGPL được thực thi dựa trên việc định hướng vào các giá trị thụ hưởng về quyền tiếp cận công lý và quyền được TGPL của người dân.
2. Quyền tiếp cận công lý và quyền được TGPL của người dân sẽ không thể được đảm bảo hiệu quả nếu thiếu vắng sự nhận thức tương đối đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của chính người dân. Chừng nào người dân còn mơ hồ về quyền của mình, chừng đó không tránh khỏi những hạn chế tất yếu của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu như người dân không biết mình có những quyền gì và để thực hiện được quyền cần phải làm gì, họ sẽ vẫn chưa thể tiếp cận được với hệ thống TGPL và tư pháp. Cuộc khảo sát gần đây của UNDP tại Hà Nội trong khuôn khổ dự án về quyền tiếp cận tư pháp (năm 2004) đã chỉ ra rằng, trình độ nhận thức pháp luật và quyền con người nói chung còn rất hạn chế trong dân chúng (11). Cuộc khảo sát của UNDP năm 2006 cũng cho thấy chỉ 6% người nghèo, gia đình chính sách… hiểu rằng họ có quyền được trợ giúp pháp lý (12). Điều đó hiển nhiên đã hạn chế khả năng tiếp cận và thụ hưởng các quyền của người dân. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, đơn giản, hướng đến con người là cần thiết để người dân dễ hiểu. Hơn nữa, ngoài việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thì phải nâng cao dân trí để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân.
3. Để hoạt động TGPL đạt hiệu quả và thực chất, cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc thụ hưởng quyền được TGPL sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phối kết hợp, hợp tác chặt chẽ và đồng bộ giữa đội ngũ làm công tác TGPL (trợ giúp viên pháp lý, Luật sư của LVN Group và cộng tác viên) và các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, kiểm sát, toà án).
4. Cơ chế bảo đảm và thực thi quyền TGPL của người dân cần phải được đặc biệt chú trọng tới cả hai yếu tố là tự nguyện và bắt buộc trong hoạt động cung cấp TGPL cho đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh phương thức khuyến khích và động viên sự tham gia tự nguyện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý tham gia vào hoạt động TGPL, Nhà nước cần có những chính sách bắt buộc, ví dụ các Luật sư của LVN Group cần phải nhận chỉ tiêu TGPL mỗi năm hoặc theo định kỳ để đảm bảo rằng cung cấp TGPL cho đối tượng thụ hưởng là nghĩa vụ của người Luật sư của LVN Group. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Anh, Mỹ và cả Trung Quốc (13) cho thấy điều này.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ Luật sư của LVN Group là tất yếu cần thiết trong chiến lược cải cách hệ thống tư pháp nói chung cũng như chiến lược cải cách hoạt động TGPL nói riêng. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ Luật sư của LVN Group để nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Đội ngũ Luật sư của LVN Group phải được tăng cường về chất lượng và số lượng. Mở rộng quyền và nghĩa vụ của Luật sư của LVN Group, đồng thời cần có những cơ chế thực thi thích hợp để tăng cường vai trò của Luật sư của LVN Group trong hoạt động cung cấp TGPL cho người dân.
5. Trên thực tế, người được TGPL là người dân tộc thiểu số cũng tương đối lớn. Rất nhiều người trong số họ không thể nói được tiếng Việt. Để bảo đảm quyền được TGPL của nhóm người này, Nhà nước nên có chính sách đào tạo đội ngũ phiên dịch viên. Đội ngũ phiên dịch viên sẽ giúp cho việc chuyển tải thông điệp của Nhà nước đến người dân và mong muốn của người dân đến các cơ quan nhà nước được tốt hơn, bảo đảm kịp thời quyền và lợi ích của người được TGPL.
6. Đối với người lao động nhập cư, Nhà nước cần có những sự điều chỉnh về hệ thống pháp luật và chính sách nói chung cũng như về cơ chế bảo đảm và thực thi pháp luật về TGPL nói riêng để trao quyền được TGPL cho người lao động nhập cư. Một trong những biện pháp bảo đảm thực tiễn đó là hệ thống công đoàn địa phương cần có sự quan tâm đối với nhóm đối tượng lao động nhập cư và tham gia cùng với các cơ quan, tổ chức cung cấp TGPL khác của Nhà nước và xã hội, giúp họ tiếp cận được với công lý và TGPL khi xảy ra những tranh chấp lao động hay những vi phạm quyền, lợi ích của người lao động từ giới chủ sử dụng lao động.
7. Cuối cùng, phải xác định rằng, dù TGPL là dịch vụ miễn phí cho người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương và đối tượng chính sách, thì chất lượng dịch vụ ấy cũng phải ngang bằng với chất lượng dịch vụ pháp lý có thu phí, bởi hoạt động này là nhằm bảo vệ quyền con người cho những đối tượng nhất định. Vì vậy, Nhà nước nên quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp dịch vụ TGPL của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia TGPL. Đó là công việc đương nhiên của họ chứ không phải là hoạt động ban ơn. Ngoài ra, phải đặt quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được TGPL bình đẳng thực sự về quyền tiếp cận pháp lý so với các đối tượng có chi trả khác.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi về email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.