1. Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất 

Luật LVN Group cung cấp cho quý bạn đọc mẫu hợp đồng lao động mới nhất theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2021) để tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.0191

>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất hoặc soạn thảo hợp đồng lao động thời vụ trực tuyến dưới đây, bổ sung thông tin phù hợp, in ra và sử dụng trong từng trường hợp cụ thể:

Tải về

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…… tháng …… năm 20…

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỜI VỤ

Số: /HĐLĐ/20…

Hôm nay, tại …………………………. Chúng tôi gồm:

 

1. BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG)

Công ty :…………………………………………………..

Đại diện(Ông/bà) :……………… Chức vụ:………. 

Địa chỉ: ……………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………

 

2. BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG)

Sinh ngày :……………………….  Giới tính :…………………….

Số CMTND: ……………………. Ngày cấp: ……..  Nơi cấp:….. 

Trình độ :……………………….. Chuyên ngành: …………….. 

Địa chỉ :…………………………………

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:

 

Điều 1: Nội dung công việc

1. Loại HĐLĐ: Hợp đồng thời vụ dưới 12 tháng

2. Thời hạn HĐLĐ:

3. Thời điểm bắt đầu:

4. Thời điểm kết thúc:

5. Địa điểm làm việc:

6. Bộ phận công tác:

7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác):

8. Nhiệm vụ công việc như sau:

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.

 

Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc:

2. Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Quyền của người lao động:

a) Tiền lương và phụ cấp:

– Mức lương chính:…………………. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp trách nhiệm (nếu có):………………………. VNĐ/tháng

– Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.

– Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.

– Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

– Hình thức trả lương: ……………………… 

b) Các quyền lợi khác:

– Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.

– Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và quy chế tiền lương của Công ty.

– Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.

+ Nghỉ hàng tuần:

+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.

– Chế độ Bảo hiểm theo quy định của nhà nước:

– Chế độ phúc lợi:

– Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và nội quy công ty.

2. Nghĩa vụ của người lao động

a) Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin.

h) Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Quyền của người sử dụng lao động

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

a) Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

b) Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

 

Điều 5: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Sau khi hết thời hạn của hợp đồng này người lao động sẽ được thỏa thuận tiếp với người sử dụng lao động về việc ký kết hợp đồng. Việc thỏa thuận ký kết tăng thời hạn của hợp đồng sẽ dựa trên sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai bên.

 

Điều 6: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 

NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

 

In / Sửa biểu mẫu

Bạn có thể tham khảo một số mẫu Hợp đồng lao động sau đây của Luật LVN Group:

Mẫu hợp đồng lao động ngắn ngọn

Mẫu hợp đồng lao động thời vụ

Mẫu hợp đồng lao động song ngữ (Anh – Việt)

Mẫu hợp đồng lao động đối với cá nhân là người nước ngoài (The Labor Contract)

Hợp đồng lao động bằng tiếng anh – The Labor Contract

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động

Mẫu hợp đồng tuyển lao động nước ngoài

Luật LVN Group giải thích thêm một số quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ như sau:

 

2. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Hợp đồng lao động thời vụ (mùa vụ) thường được giao kết khi người sử dụng lao động cần người lao động thực hiện những công việc phát sinh mang tính chất ngắn hạn, theo mùa vụ, không thường xuyên. Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn đọc mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất và một số vấn đề pháp lý liên quan về hợp đồng lao động thời vụ.

Trên thực tế tại các khu công nghiệp cho thấy, những công việc mang tính chất thời vụ thường có yêu cầu thấp về chuyên môn, năng lực, giấy tờ pháp lý và linh hoạt thời gian do đó, những công việc này thường thu hút nhiều đối với người lao động.

Có thể nêu định nghĩa khái quát về hợp đồng lao động thời vụ như sau: hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động làm những công việc mang tính chất mùa vụ, ngắn hạn và không thường xuyên.

 

3. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động thời vụ

Về loại hợp đồng lao động giao kết:

Trước đây, khi Bộ luật lao động năm 2012 còn hiệu lực thi hành, người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên, khi Bộ luật lao động 2019 được ban hành thì loại hợp đồng lao động theo mùa vụ đã bị loại bỏ. Tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định 02 loại hợp đồng lao động đó là:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng)

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn (trong đó hai bên xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng).

Như vậy, hiện hành, nếu cần sử dụng lao động làm công việc thời vụ, các bên phải tiến hành ký hợp đồng lao động có thời hạn. Thời hạn cụ thể của hợp đồng này do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận trên cơ sở tính chất công việc: 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng nhưng không quá 36 tháng.

Về hình thức hợp đồng lao động thời vụ:

Bộ luật lao động 2019 quy định các hình thức hợp đồng lao động gồm: bằng văn bản, dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử hoặc bằng lời nói.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 thì khi ký hợp đồng lao động để làm công việc thời vụ, các bên phải lý hợp đồng lao động bằng văn bản trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng có thời hạn làm việc từ đủ 01 tháng trở lên.

– Hợp đồng thuê người lao động dưới 15 tuổi làm công việc thời vụ (điểm a khoản 1 Điều 145)

– Hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình (khoản 1 Điều 162)

– Hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền (khoản 2 Điều 18)

Ngoài các trường hợp bắt buộc hợp đồng lao động đối với người lao động làm công việc mang tính chất thời vụ nêu trên thì các bên được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Về nội dung hợp đồng lao động thời vụ:

Như đã trình bày ở trên, hiện hành pháp luật lao động không ghi nhận riêng biệt về hợp đồng lao động theo mùa vụ, đồng thời bản chất của hợp đồng lao động thời vụ cũng chính là một hợp đồng lao động, do đó, nội dung của hợp đồng giao kết với người lao động làm công việc mang tính chất thời vụ cũng phải có đầy đủ những nội dung chính theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tranh bị bảo hộ lao động cho người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp là công việc mang tính chất thời vụ nhưng vị trí công việc có liên quan tới bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì các bên cũng có thể thêm nội dung này vào nội dung hợp đồng lao động.

Về vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy pháp luật hiện hành để xác định người lao động có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hay không thì căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà người đó đã ký với người sử dụng lao động.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế. Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013,  người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, có thể thấy, nếu người lao động làm việc thời vụ mà ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Còn nếu chỉ ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì người lao động chỉ thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội  bắt buộc: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định rằng đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho  người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Do đó, ngay cả khi người lao động làm công việc có tính chất thời vụ ký hợp đồng lao động với thời hạn dưới 01 tháng hay dưới 03 tháng thì vẫn sẽ nhận được khoản tiền tương ứng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định pháp luật cho người lao động vào kỳ trả lương. Khoản tiền này được coi như là khoản bù đắp cho người lao động. 

Như vậy, pháp luật lao động hiện hành không ghi nhận loại hợp đồng lao động thời vụ song chúng ta vẫn có đủ căn cứ pháp lý để xác lập hợp đồng lao động đối với công việc có tính chất thời vụ cũng như các quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp ký hợp đồng lao động làm công việc mang tính chất thời vụ. 

Nắm chắc những nội dung lưu ý đã phân tích tại mục này sẽ giúp người sử dụng lao động xác định được rõ quyền hạn và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện giúp loại bỏ được những rủi ro pháp lý khi ký kết hợp đồng với người lao động làm công việc thời vụ. Về phía người lao động cũng cần nắm chắc những lưu ý này để biết được phạm vi quyền lợi chính đáng cũng như nghĩa vụ của mình để quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho chính mình khi ký kết hợp đồng lao động làm công việc mang tính chất thời vụ.

 

4. Mẫu hợp đồng lao động thời vụ ngắn gọn

Như đã lưu ý ở mục 2, hợp đồng lao động thời vụ bản chất chính là một hợp đồng lao động do đó, nội dung cũng phải đảm bảo theo quy định tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019. Luật LVN Group cung cấp dưới đây mẫu Hợp đồng lao động thời vụ mới nhất, đơn giản, đầy đủ và có tính ứng dụng cao đối với bạn đọc.

>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng lao động thời vụ hoặc soạn thảo trực tuyến theo mẫu dưới đây:

Tải về

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số: …./HĐLĐ

Hôm nay, ngày…. tháng….. năm….., tại…………….. trụ sở công ty TNHH Sản xuất ABC.

Chúng tôi gồm:

 

Bên A (Người sử dụng lao động): Công ty TNHH Sản xuất ABC

Người đại diện theo pháp luật: …….  Chức vụ: …..  

Địa chỉ trụ sở: ……………………………….. 

Điện thoại :…………………………………….. 

Mã số đăng ký doanh nghiệp :………….. 

Số Tài khoản: …………  tại ngân hàng ……  

Bên B (Người lao độngÔng/ : Nguyễn …. 

Ngày tháng năm sinh :…………………….. 

Địa chỉ thường trú :………………………….. 

Số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân :….. Nơi cấp: …….  Ngày cấp :….. 

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động với các điều khoản sau đây:

 

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

– Loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn ….. 04 tháng. Từ ngày ….. tháng ….. năm tới ngày….. tháng….. năm…..

– Địa điểm làm việc: Tại …………………. 

– Công việc phải làm: ……………………..

 

Điều 2: Chế độ làm việc

– Thời giờ làm việc: 8h/ngày

– Dụng cụ làm việc được cấp phát: Căn cứ theo công việc thực tế.

 

Điều 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

3.1. Quyền lợi:

– Phương tiện đi lại làm việc:

– Mức lương chính/ tiền công: …..  đồng/ tháng

Bằng chữ: ………………….. 

– Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng của người lao động

– Phụ cấp (nếu có):

– Thời hạn trả lương :….. 

– Tiền thưởng :………….

– Chế độ nâng lương … 

– Chế độ nghỉ ngơi :…. 

– Thỏa thuận khác :….. 

3.2. Nghĩa vụ

– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động

– Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của người sử dụng lao động; nội quy, quy chế kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động của công ty;

– Bồi thường vi phạm và trách nhiệm vật chất:

 

Điều 4: Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

4.1. Quyền hạn

– Điều hành, quản lý người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của công ty.

4.2. Nghĩa vụ

– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết theo Hợp đồng lao động này.

– Thanh toàn đầy đủ, đúng thời hạn lương và các chế độ, quyền lợi khác cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

 

Điều 5. Điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp:

– Hết hạn hợp đồng lao động;

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

– Một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

 

Điều 6. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. 

Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Điều 7. Điều khoản thi hành

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước lao động tập thể, trường hợp chưa có hoặc không có thỏa ước lao động tập thể thì áp dụng theo quy định của pháp luật lao động.

– Hợp đồng lao động được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực từ ngày ký.

Bên A (người sử dụng lao động

(, đóng dấu, ghi  họ tên)        

 

Bên B (người lao động)

(, ghi  họ tên)
 

 

In / Sửa biểu mẫu

 

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung “Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mới nhất” và một số vấn đề pháp lý liên quan. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và nắm chắc hơn các vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động thời vụ.

Trường hợp bạn đọc có vướng mắc pháp lý liên quan trong lĩnh vực lao động cần giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên pháp luật lao động của Luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ tận tình. Rất mong nhận được sự hợp tác!