Vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp mới nhất 2023

Có một sự thật là các doanh nghiệp ngày nay không thể nào tồn tại và phát triển tốt nếu không có pháp chế doanh nghiệp. Bởi vì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý cần giải quyết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp mới nhất 2023.

Vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp mới nhất 2023

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Giải nghĩa từng từ, ta có “Pháp” ở đây là luật, là quy tắc, quy định; “Chế” bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”. Vì vậy, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, và điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định, quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.

Ở các nước, bộ phận pháp chế được doanh nghiệp thuê xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận pháp chế doanh nghiệp thực hiện đầu tiên trách nhiệm pháp lý của công ty và thực hiện các giao dịch pháp lý thông thường.

Công việc của bộ phận pháp chế có thể bao gồm lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, kiểm tra bất động sản, hợp đồng, giấy phép công nghệ, thương hiệu, thuế và hồ sơ pháp lý, tranh tụng. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các chính sách quản lý rủi ro và giáo dục các chuyên viên khác để tránh rắc rối pháp lý hoặc làm thế nào để nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng. Bộ phận pháp chế nên/sẽ ký hợp đồng thuê ngoài khi tham gia vào một thương vụ mới hoặc chứa đựng rủi ro cao.

2. Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp

Tạo và góp ý các quy chế nội bộ doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở vai trò xây dựng các quy chế, quy tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp mà còn tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý cấp cao. Căn cứ là họ sẽ trực tiếp soạn thảo, xây dựng bộ quy chế nội bộ, các văn bản quy định thông báo cho chuyên viên. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty xây dựng các dự thảo, điều lệ, hợp đồng lao động, nội quy lao động,… thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ tham gia thẩm định, đóng góp ý kiến dưới góc độ pháp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp. Ví dụ như việc vi phạm nội quy của cá nhân, phòng ban; kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các vấn đề về tranh chấp quyền lợi trong và ngoài doanh nghiệp,…

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp nói chung có vai trò điều tiết, giám sát và kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác. Đảm bảo tất cả mọi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định, quy chế nội bộ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Họ cũng giúp nhà quản trị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động hoặc thay mặt nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tố tụng, tham mưu.

3. Mô tả công việc chuyên viên pháp chế doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là công việc thường xuyên và phổ biến nhất của bộ phận pháp chế. Họ tư vấn không chỉ cho các nhà quản trị, nhà điều hành doanh nghiệp mà còn cho các phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp. Các vấn đề mà pháp chế doanh nghiệp tư vấn là về thuế, tài chính, thế chấp tài sản, chứng khoán, đầu tư, vay, lao động, mua bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần,… Nói chung là họ tư vấn cho mọi vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

Tư vấn, hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hành nội bộ tại doanh nghiệp

Thông thường, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng bộ quy định nội bộ để quản lý nhân sự, đảm bảo tất cả mọi người hoạt động một cách có kỷ luật, có tổ chức và theo đúng quy định Pháp luật. Pháp chế doanh nghiệp sẽ là người thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ nhà quản lý xây dựng bộ quy định này.

Đồng thời họ sẽ kiểm tra, giám sát cá nhân, phòng ban trong việc thực hiện các quy định. Mặt khác, còn có một số hoạt động mà bộ phận Pháp chế doanh nghiệp sẽ phải tư vấn và hỗ trợ như: tổ chức lấy ý kiến cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn trong việc thử việc, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động, thực hiện các thủ tục hành chính về lao động,…

Các công việc liên quan đến tư vấn hợp đồng

Hợp đồng giữa các đối tác, khách hàng, người lao động luôn cần có các điều lệ, cam kết, luật pháp. Vì vậy, bộ phận pháp lý doanh nghiệp có trách nhiệm tư vấn, soạn thảo hoặc hỗ trợ soạn thảo các dự thảo hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch của doanh nghiệp.

Nhân viên pháp chế phụ trách chính trong việc thực hiện các thủ tục, đàm phán xử lý việc sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, chấm dứt, thanh lý hợp đồng. Họ cũng phải rà soát, hiệu chỉnh các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng, các bộ phận chuyên môn trình lên cho nhà quản lý. Nhằm đảm bảo các hợp đồng đó không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, uỷ quyền cho doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp

Các vụ kiện tụng, tranh chấp giữa các doanh nghiệp hoặc khách hàng thường vô cùng phức tạp và rắc rối. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ trực tiếp của bộ phận pháp chế của doanh nghiệp. Họ sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, tư vấn cho doanh nghiệp quyết định có khởi kiện được không.

Nếu khởi kiện thì pháp chế sẽ chuẩn bị tất cả các bước cần thiết cho việc kiện tụng. Khi này, chuyên viên pháp chế thực hiện tư vấn phương án, lập các giấy tờ liên quan trong quá trình khởi kiện cho tòa án và sẽ tham gia các hoạt động tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Khi có quyết định của toà án thì pháp chế doanh nghiệp sẽ tư vấn, thực hiện thủ tục kháng cáo bản án và tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm, tham gia yêu cầu thi hành án đối với quyết định của Tòa án hay phán quyết của Trọng tài thương mại.

Các loại việc pháp chế khác liên quan

Ngoài các công việc trên thì pháp chế doanh nghiệp cũng uỷ quyền thực hiện các công việc khác liên quan đến nhà nước. Điển hình như uỷ quyền cho doanh nghiệp công tác với đơn vị nhà nước khi có yêu cầu hoặc chuẩn bị thủ tục xin Nhà nước cấp các loại giấy phép cho doanh nghiệp. Họ cũng phải thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để phổ biến lại cho nhà quản lý và các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp mới nhất 2023. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com