Căn cứ vào khách thể của vi phạm có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các loại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Theo đó, vi phạm pháp luật có thể bao gồm các loại: vi phạm pháp luật về đất đai, vi phạm pháp luật về tài chính, ngân hàng, vi phạm pháp luật về môi trường, vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình…

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm có thể chia vi phạm pháp luật thành hai loại là tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất. Các vi phạm pháp luật khác có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm.

Theo quan điểm truyền thống, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại là vi phạm hình sự, vĩ phạm hành chính, vi phạm kỉ luật nhà nước và vi phạm dân sự. Cơ sở của sự phân loại này là tổng hợp các yếu tố bao gồm khách thể, hậu quả, phương pháp, cách thức thực hiện hành vi, chủ thể…

Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại những quan hệ xã hội quan trọng nhất, theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hình sự.

Ở Việt Nam hiện nay, tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (Xem: Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản bị tòa án nhân dân huyện B xử phạt 5 năm tù giam. Vậy, A vi phạm pháp luật hình sự.

Vi phạm hành chínhlà hành vi trải pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp lí thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không bị coi là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính.

Có thể nói, vi phạm hành chính là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. Điều này về cơ bản có thể được thể hiện trên hai khía cạnh, một là, khách thể của vi phạm hành chính có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thấp hơn so với khách thể của tội phạm, hai là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra cũng thấp hơn tội phạm… Ở Việt Nam hiện nay, vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lí vi phạm hành chính và các Nghị định về xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: A vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông đường bộ. A bị cảnh sát giao thông xử phạt 300.000 đồng theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, A vi phạm pháp luật hành chính.

Vi phạm kỉ luật nhà nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước. Những quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo trật tự ưong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tô chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước.

Ví dụ: A là lãnh đạo một cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong quá trình tiếp dân A có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm B. A bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Như vậy hành vi của A là dạng vi phạm kỉ luật nhà nước.

Vi phạm dân sựlà hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản. Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

Ví dụ: A ký hợp đồng bán cho B toàn bộ sản lượng vải thiều của mùa vụ chính. Đến mua vụ chính, A không bán cho B (vì giá vải thiều tăng cao). A vi phạm dân sự và phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hoặc theo pháp luật.  

Cần lưu ý là, sự phân loại trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Thực tế cho thấy, vi phạm pháp luật hết sức đa dạng, phức tạp, ranh giới giữa các loại vi phạm nhiều khi khá mong manh.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)