1. Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.

Căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai 2013 thì nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất như sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh..”

2. Những trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Căn cứ tại điều 191 Luật đất đai 2013 có quy định về những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy thì đối với hộ gia đình, cá nhân nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa còn đối với đất trông cây lâu năm, cây hằng năm … hay gọi chung là đất nông nghiệp khác ngoài đất trồng lúa thì có thể thực hiện nhận chuyển nhượng, tặng cho đất nông nghiệp. 

3. Cán bộ công chức có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp hay không? 

Tại thông tư 33/2017/TT-BTNMT tại khoản 2 điều 3 có quy định về căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo đó những trường hợp sau đây là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. 

– Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

– Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp. 

– Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

–  Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại điều 54 của Luật Đất đai 2013, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ vào quy định về trường hợp không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

Như vậy thì căn cứ theo điều 191 Luật đất đai 2013 và khoản 2 điều 3 thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì cán bộ công chức không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được thực hiện nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng. Nhưng được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối…

Tuy nhiên đối với trường hợp nhận thừa kế thì Cán bộ, công chức, viên chức mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn được thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo đó thì đất nông nghiệp là di sản thừa kế do người mất để lại thì cá nhân nhận thừa kế là cán bộ công chức thì có thể nhận di sản thừa kế là đất nông nghiệp. 

4. Xử phạt đối với cán bộ công chức tự ý mua đất trông lúa. 

Tại điều 26 của nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì có quy định về trường hơph nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định. như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu vào vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. 

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất. 

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức nhận chuyển nhượng sử dụng đất trông lúa, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 

– Biện pháo khắc phục hậu quả:Buộc trả lại diện tích đã nhận chuyển nhượng do thực hiện hành vi vi phạm quy định về chuyển nhượng.

Như vậy thì theo quy định trên cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sửu dụng đất trồng lúa thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng . Ngoài việc bị phạt tiền thì còn phải buộc trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng tặng cho theo quy định của pháp luật đưa ra. 

Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến việc cán bộ công chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp hay không và những quy định khác có liên quan. Hi vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bạn đã có thêm những kiến thức về vấn đề này, để tránh nhầm lẫn đối với những quy định về chuyển nhượng tặng cho. Ngoài ra nếu các bạn còn có những thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ. 

Ngoài ra thì các bạn có thể tham khảo một số bài viết sau của chúng tôi. 

Các Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ?

Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ?

Các loại đất được phép tặng cho, không được phép tặng cho và bị hạn chế tặng cho

Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là gì ? Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ?

Điều kiện của bên tặng cho và nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản mới nhất 2023