Trường hợp của mẹ tôi có chứng minh thư, có hộ khẩu thường trú tại lánghạ đống đa hà nội thì về tỉnh hà tĩnh xin cấp lại giấy khai sinh (họ sẽhướng dẫn) vì sở tư pháp hà nội không quản lý. Nhưng trong nghị định 123/2015/nđ-cp ngày 15/11/2015 quy định trường hợp mẹt ôi sở tư pháp hà nội phải thụ lý và xử lý đơn của mẹ tôi.

Vậy cho tôi hỏi việc cán bộ tư pháp yêu cầu mẹ tôi về hà tĩnh xin cấp lại giấy khai sinh là đúng hay sai. Nếu sai thì tôi phải làm sao để sở tưpháp tiếp nhận đơn của mẹ tôi. Gia đình tôi rất hoang mang không biết xử lý như thế nào rất mong cty luậtLVN Group giúp trả lời sớm để gia đình tôi còn biết cách xử lý. ?

Xin trân trọng cảm ơn.

Người gửi : Duc Tuan

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

 

1. Khái niệm giấy khai sinh

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của một người.

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

– Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

 

2. Khái niệm đăng ký khai sinh

Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí khai sinh là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đứa trẻ sinh ra. Trường hợp đặc biệt có thể đăng kí khai sinh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đăng kí tạm trú.

Giấy tờ cần thiết cho việc đăng kí khai sinh gồm: 1) Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi đứa trẻ sinh ra cấp. Trường hợp sinh con ở ngoài cơ sở y tế phải có xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.

 

3. Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh

Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tiến hành khai sinh ở UBND cấp huyện). Vậy, Làm giấy khai sinh mất mấy ngày?

Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.

Hiện nay, ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, việc đăng ký khai sinh được thực hiện song song việc nhập khẩu và xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ (liên thông thủ tục hành chính).

 

4. Quy định làm lại giấy khai sinh người đã cao tuổi?

Để mẹ bạn được đăng ký khai sinh thì mẹ bạn phải có đủ điều kiện và thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất, điều kiện đăng ký lại khai sinh: ( Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

1. Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Thứ hai, Hồ sơ để đăng ký lại giấy khai sinh: ( Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Và Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

4. Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai sinh đã được cấp không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Thứ ba, thẩm quyền đăng ký lại khai sinh ( Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.”

Thứ tư,Thủ tục đăng ký lại khai sinh (Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thìnội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Thứ năm, ủy quyền đăng ký lại khai sinh:

Theo khoản 1, 2 điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP về ủy quyền đăng ký hộ tịch thì bà bạn có thể ủy quyền cho một người bất kỳ thực hiện đăng ký hộ tịch. Nếu không phải người thân thích theo khoản 2 quy định này thì phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền đó.

“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch năm 2014 được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.”

Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Kết luận: Như vậy nếu mẹ bạn có đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nêu trên và thực hiện theo trình tự, đủ điều kiện để được cấp lại giấy khai sinh thì Ủy ban nhân dân phường nơi mẹ bạn đang đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ phải thực hiện việc đăng ký lại giấy khai sinh cho mẹ bạn và công chức tư pháp – hộ tịch nơi đó sẽ báo cáp Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch địa phương. Tức là bạn vẫn được quyền yêu cầu UBND nơi mẹ bạn thường trú đăng ký lại khai sinh khi có hồ sơ hợp lệ nêu trên, nếu họ không thực hiện bạn có quyền viết đơn kiến nghị lên thủ trưởng đơn vị nơi họ đang công tác vì hành vi không thực hiện ( là chủ tịch UBND phường).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về cấp lại giấy khai sinh trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.