1. Chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 649 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về việc thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; đáp Ứng điều kiện và trình tự thừa kế theo đúng quy định. Theo đó thì chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp cụ thể sau đây: thừa kế khi không có gì chúc; thừa kế khi di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.  Ngoài ra, pháp luật có quy định về việc chia thừa kế theo di chúc nhưng vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp như sau: phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan và tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế. 

Di sản thừa kế Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 là tài sản mà người chết để lại cho những người còn sống, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác. Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật trong khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế với điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật có quy định. Các hàng thừa kế xây dựng theo các mối quan hệ của người chết mà họ có thể phân chia di sản để lại trên lý trí của họ như: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng,… Những người thừa kế theo pháp luật là những cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Phân chia di sản theo pháp luật là chia di sản thành các phần bằng nhau và giao di sản cho những người ở cùng hành được kế sẽ được hưởng như nhau. Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế thỏa thuận về việc đích tải hiện vật và người nhận hiện vật; trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì hiện vật sẽ được mang đi bán và chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì sẽ phải dành một phần bằng phần di sản mà người thừa kế khác được thượng đế nếu người đó sinh ra mà còn sống thì sẽ được hưởng; nếu người đó chết trước khi sinh thì người thừa kế khác được hưởng. 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những người thuộc hàng thừa kế sẽ được phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật:

  • Hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai sẽ bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; hoặc cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba sẽ bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; hoặc cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thuộc hàng thừa kế giống nhau thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau. Trường hợp những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không ai còn sống hoặc người còn sống nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng di sản thừa kế thì sẽ chuyển sang hàng thừa kế thứ hai, và tương tự với hàng từ cái thứ ba. 

 

2. Thế nào là thừa kế có yêu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài là một trong các quan hệ thuộc vào các trường hợp sau đây:

  • Trong các bên tham gia có ít nhất một bên là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi hoặc thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó sẽ xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đối tượng của quan hệ đó lại ở nước ngoài.

Do vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế có ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài; hoặc đối tượng của quan hệ thừa kế như tài sản, quyền tài sản, di sản, nghĩa vụ dân sự ở nước ngoài; hoặc sự kiện dẫn đến việc phát sinh quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

Cụ thể, các trường hợp quan hệ thừa kế có yêu tố nước ngoài như sau: 

  •  Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  •  Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  •  Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

 

3. Giải quyết di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế

Căn cứ theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thừa kế có yêu tố nước ngoài sẽ được quy định như sau: 

  • Thừa kế theo pháp luật sẽ phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi người đó chết;
  •  Quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ phải tuân theo các quy định của nước có bất động sản đó.

Như vậy, Đối với các trường hợp quan hệ thừa kế hay di sản có yêu tố nước ngoài và không có người thừa kế, mà di sản đó là động sản thì sẽ áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài; tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch. Luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yêu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản thì luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết sẽ được áp dụng giải quyết trong trường hợp này. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Việt Nam đối với các quan hệ từ ký mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế, và di sản thừa kế là động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thực tế xảy ra ở Việt Nam. 

Đối với trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài là di sản thừa kế là bất động sản thì tư pháp quốc tế Việt Nam sẽ áp dụng nguyên tắc luật nơi có vật. Đồng nghĩa với việc công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng nếu bất động sản nó không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại. pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam. 

Theo quy định tại Điều 622 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về tài sản không có người nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, hay từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về nhà nước. Như vậy, Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc tài sản của người mất để lại, sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ về tài sản mà không ai nhận thừa kế thì bất động sản hay động sàn đều sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Còn trường hợp áp dụng tư pháp quốc tế nếu di sản không có người thừa kế là không có người hưởng số di sản mà người đó để lại; thì nhà nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Di sản không có người thừa kế là bất động sản sẽ thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó; di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế đó có quốc tịch tịch trước khi mất. 

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách!