1. Chia di sản thừa kế như thế nào khi hết thời hiệu thừa kế?

Để giải quyết tranh chấp di sản sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, TAND Tối cao hướng dẫn các tòa thụ lý yêu cầu phân chia theo dạng chia tài sản chung… Thực tế áp dụng vẫn phát sinh vướng mắc. Nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ hẳn hướng dẫn này vì vô hiệu hóa thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, tức sau thời hạn này, đương sự sẽ mất quyền khởi kiện và có tranh chấp thì tòa cũng không xem xét.

Một bên không thừa nhận, tòa bó tay

Vì nhiều lý do, không ít vụ tranh chấp di sản thừa kế chỉ phát sinh sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện. Vì thế, ngày 10-8-2004, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 02 (hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình). Theo đó, khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế mà các đồng thừa kế có yêu cầu nhờ tòa chia giúp khối di sản thì tòa vẫn thụ lý, giải quyết nếu các đồng thừa kế có văn bản cam kết di sản là tài sản chung chưa chia, không có tranh chấp về hàng thừa kế và nhờ tòa phân chia giúp.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

Thực tiễn đã có không ít trường hợp được giải quyết êm xuôi nhờ Nghị quyết 02. Nhưng ngược lại, hiện cũng đang có rất nhiều vụ việc bị ách tắc chỉ vì một nguyên nhân đơn giản: Một bên đương sự (thông thường là người quản lý, chiếm hữu di sản) không chịu thừa nhận đó là tài sản chung và không yêu cầu tòa phân chia giúp.

Chẳng hạn như trường hợp của anh Đ. Cha mẹ anh có tất cả tám người con. Hai cụ mất trước năm 1985, không để lại di chúc, chỉ để lại một căn nhà trên đường Lê Lai, quận Gò Vấp (TP.HCM). Sau đó, người anh cả đại diện các đồng thừa kế quản lý, sử dụng căn nhà. Rồi ông này tự tiến hành khai nhận di sản với tư cách đại diện thừa kế duy nhất để chiếm trọn 600 triệu đồng tiền đền bù giải tỏa nhà.

Phát hiện ra sự việc, tháng 2-2009, bảy anh em anh Đ. làm đơn gửi công an tố cáo người anh lừa đảo nhưng nơi này từ chối xem xét vì cho rằng đây chỉ là quan hệ dân sự. Hai tháng sau, bảy anh em anh Đ. khởi kiện người anh ra TAND quận 12, nơi người anh đang cư trú.

Tại đây, cán bộ tòa hướng dẫn cho họ biết là thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết, giờ chỉ còn cách yêu cầu tòa chia tài sản chung. Dĩ nhiên là sau đó bảy anh em anh Đ. và tòa cũng đành chào thua vì người anh không chịu nhìn nhận căn nhà cha mẹ để lại là tài sản chung chưa chia.

Không chia tài sản chung?

Để tháo gỡ vướng mắc này đã phát sinh hai luồng quan điểm khác nhau.

Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao phải sửa đổi hướng dẫn theo hướng tòa án phải thụ lý, giải quyết yêu cầu chia tài sản chung nếu các đồng thừa kế chứng minh được đó là di sản mà họ có phần thừa kế và không có tranh chấp về hàng thừa kế.

Ngược lại, luồng quan điểm thứ hai được nhiều người đồng tình hơn là nên bỏ hẳn hướng dẫn về việc chia tài sản chung. Cụ thể, sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, tòa sẽ không thụ lý, giải quyết bất cứ một yêu cầu phân chia di sản nào nữa.

Theo Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), luật đặt ra thời hiệu khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của đương sự nhưng cũng bảo vệ lợi ích công cộng. Nếu thời hiệu khởi kiện này bị kéo dài không cần thiết sẽ làm xáo trộn các lợi ích xã hội khác. Thời hiệu để khởi kiện thừa kế là 10 năm thì người dân phải có ý thức thực hiện trong khoảng thời gian đó, nếu không, xem như đã tự từ bỏ quyền của mình và phải tự gánh chịu thiệt thòi, bất lợi (nếu có).

Đồng tình, thẩm phán N. (TAND TP.HCM) và Luật sư của LVN Group Nguyễn Thị Dung (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum) cũng nhận xét việc “biến tướng” tranh chấp di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thành chia tài sản chung chẳng khác nào góp phần làm vô hiệu thời hiệu khởi kiện thừa kế mà luật đã định. Vì vậy, nên cương quyết bỏ hẳn chuyện chia tài sản chung này.

Tăng thời hiệu khởi kiện?

Hai Luật sư của LVN Group Nguyễn Trần Chiêu Dương và Nguyễn Đình Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đều cho rằng thời hiệu khởi kiện thừa kế 10 năm như hiện nay vẫn còn ngắn, chưa phù hợp với đời sống của người Á Đông với mối quan hệ gia đình gắn bó, bền vững nhưng cũng rất phức tạp. Tăng thời hiệu khởi kiện lên, có thể là 15 năm chẳng hạn thì sẽ hợp lý hơn.

Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên ĐH Luật TP.HCM) còn băn khoăn ở điểm xử lý di sản hết thời hiệu khởi kiện thừa kế như thế nào, giao cho ai sở hữu? Theo ông, trong trường hợp hết thời hiệu thì nên giao hẳn quyền sở hữu di sản cho đồng thừa kế nào đã và đang quản lý, sử dụng di sản.

Một số vụ tương tự

Tháng 4-2008, chị em bà T. khởi kiện người em dâu ra tòa yêu cầu chia di sản là căn nhà do cha mẹ họ mất năm 1992 để lại. Một năm sau, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bác yêu cầu của chị em bà T. vì họ không xuất trình được văn bản xác nhận của các đồng thừa kế rằng di sản do người chết để lại là tài sản chung chưa chia.

Tháng 8-2009, TAND tỉnh Đồng Nai cũng đã y án sơ thẩm. Theo tòa, giấy xác nhận của các đồng thừa kế rằng căn nhà tranh chấp tài sản chung chưa chia không có giá trị vì chỉ có chữ ký của chị em bà T., còn người em dâu không thừa nhận, không ký vào tờ xác nhận này.

Năm 1990, cha mẹ bà S. qua đời không để lại di chúc. 14 năm sau, bà S. khởi kiện người em đang quản lý di sản ra tòa để yêu cầu chia thừa kế. Trong khi đó, người em chỉ đồng ý chia một phần di sản bởi cha mẹ đã cho ông phần còn lại khi còn sống. Năm 2006, TAND tỉnh Đ. xử phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà S.

Năm 2009, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị bản án với lý do người để lại di sản mất từ năm 1990, tính đến năm 2004 đã hết thời hiệu chia tài sản thừa kế. Trong khi đó, người em của bà S. lại không thừa nhận toàn bộ di sản là tài sản chung vì cha mẹ đã cho ông một phần khi còn sống nên vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo hướng dẫn trong Nghị quyết 02 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Cuối năm 2009, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.

 

2. Giải đáp quy định pháp luật về chia di sản thừa kế?

Kính chào Luật LVN Group, tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Gia đình tôi có điều này mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư. Do hiện tại bố tôi đã đi thêm bước nữa, mẹ tôi thì đã mất. Vậy tôi muốn hỏi là sau khi ba mình mất thì tài sản của gia đình sẽ thuộc về ai? Thuộc về 2 anh em tôi hay là thuộc về hết vợ 2 của ba tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Trước hết, bạn cần hiểu là theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, có 2 hình thức thừa kế tài sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

– Theo như bạn nói thì mẹ bạn đã mất mà không để lại di chúc gì, vì vậy theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể tại:

+ Theo quy định tại Điều 612 về “Di sản”:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

+ Quy định tại Điều 613 về “Người thừa kế”:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

+ Quy định tại Điều 649 về “Thừa kế theo pháp luật”:

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

+Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 650 về “Những trường hợp thừa kế theo pháp luật”:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;…

+ Quy định tại Điều 651 về “Người thừa kế theo pháp luật”:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vậy áp dụng các quy định trên về thừa kế theo pháp luật vào trường hợp cụ thể của bạn thì di sản của mẹ bạn để lại bao gồm tài sản riêng của mẹ bạn và 1/2 tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật về “thừa kế theo pháp luật” cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất còn sống tại thời điểm mở thừa kế có thể là: bố bạn, 2 anh em bạn, ông bà ngoại bạn

– Theo câu hỏi bạn đặt ra thì khi bố bạn mất thì di sản gia đình sẽ được chia như thế nào, việc này cần phải xem xét di sản của bố bạn gồm những gì, trước khi bố bạn mất có để lại di chúc phân chia tài sản hay không. Do đó, cần phải xem xét cụ thể từng trường hợp như sau:

+ Tài sản của bố bạn gồm có: Tài sản riêng của bố bạn + 1/2 tài sản chung của bố mẹ bạn + 1/2 tài sản chung của bố bạn với người vợ 2 + 1 phần di sản của mẹ bạn để lại (như đã nói ở trên)

+ Trường hợp bố bạn mất để lại di chúc: thì việc này phải tùy thuộc nội dung di chúc bố bạn phân chia để lại di sản cho ai và cụ thể là chia những gì. Xét trong trường hợp “xấu” nhất là di chúc bố bạn để lại toàn bộ tài sản của mình cho vợ 2 thì anh em bạn (nếu lúc này đều đã thành niên) phải tôn trọng nguyện vọng của bố (tuy nhiên đây chỉ là trường hợp dự tính)

+ Trường hợp bố bạn mất đi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về “Những trường hợp thừa kế theo pháp luật” thì toàn bộ hoặc 1 phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật, tương tự như đối với di sản của mẹ bạn, cụ thể là những người theo hàng thừa kế thứ nhất và còn sống sẽ được hưởng có thể là: 2 anh em bạn, vợ 2 của bố bạn, con của bố bạn và vợ 2 (nếu có), ông bà nội.

Vậy có thể khẳng định, trong mọi trường hợp thì khi bố bạn mất đi thì không phải mọi tài sản gia đình đều thuộc về vợ 2 của bố bạn, do đó anh em bạn không cần phải quá lo lắng.

3. Chia di sản thừa kế khi nhà đã được tặng cho cô chú?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Ông bà nội tôi có mảnh đất và quyền sử dụng đất đứng tên ông bà, nhà có 7 anh em trai và 2 gái. Trong đó, bố tôi là cả, đến năm 1997 chú Út ở Miền Nam về xây nhà trên mảnh đất của ông nội. Đến năm 2017 ông nội mất, năm 2019 bà nội tôi cũng mất.
Bố tôi định cho tôi xuống ở để thờ cúng tổ tiên nhưng mấy cô chú nhà tôi nói là ông nội đã tặng nhà cho chú Út rồi và đã sang tên sổ đỏ. Trong khi đó, bố tôi không biết gì về việc ông tôi tặng cho chú tôi và chỉ có mấy cô chú tôi biết. Xin hỏi, cô chú tôi làm vậy có đúng pháp luật không?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp. Xin cám ơn.
 

>> Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Điều kiện được tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất gồm có:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Thừa kế, tặng cho trong thời hạn sử dụng đất;

Khi thỏa mãn các điều kiện trên ông bà bạn hoàn toàn có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho cô chú Út của bạn. Về việc ông bà bạn tặng cho cô chú bạn quyền sử dụng đất không cần phải thông báo đến bố bạn hay những cô chú khác.

Cô chú Út bạn sau khi được ông bà bạn tặng cho quyền sử dụng đất đã tiến hành sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc làm này của cô chú bạn không được coi là vi phạm pháp luật.

 

4. Chia di sản thừa kế của người đã mất?

Bố mẹ tôi lấy nhau năm 1981 có đăng ký kết hôn và sinh được hai chị em tôi. Bố mẹ tôi sử dụng thửa đất được chia khoảng 360 m2. Năm 2003 mẹ tôi bị bệnh qua đời. Năm 2018, bố tôi lấy vợ hai và có thêm một người con trai nữa. Giờ tôi muốn xây nhà nhưng bố tôi lại chia đât làm 3 phần (tôi, e trai, bố mẹ). Bố tôi bảo ông cho vợ chồng tôi 1-2 m2 cũng phải nhận, không ở thì dọn đi chỗ khác.
Tôi muốn hỏi, tôi có được đòi quyền lợi một nửa số đất của mẹ tôi( đã mất) không? Hay bố tôi chia như thế nào thì tôi phải chấp nhận?
Xin văn phòng Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi.

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai trực tuyến gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1, Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này…..

Như vậy, mốc thời gian 2003 sẽ được xem là thời điểm để những người thừa kế theo pháp luật có quyền chia di sản của mẹ bạn. Thời hiệu yêu cầu chia di sản trong trường hợp này là 30 năm đối với bất động sản tính từ năm 2003 (Căn cứ Điều 623 BLDS) :

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này….

Trong trường hợp này, năm 2003 mẹ bạn chết không để lại di chúc, tính đến nay đã quá thời hiệu khởi kiện về thừa kế và không có thỏa thuận của các đồng thừa kế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tài sản này được coi là tài sản chung và khi chia sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về tài sản chung để chia. Điều này được quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình như sau :

“2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

….a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn sinh được hai chị em bạn vậy Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 BLDS như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm hai chị em bạn và bố bạn mỗi người sẽ có một phần quyền bằng nhau trong số tài sản của mẹ bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế ?

 

5. Phân chia di sản thừa kế như thế nào cho hợp pháp?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Gia đình tôi có một việc cần sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Tôi xin tóm tắt như sau. Trước đây năm 1960 gia đình ông nội tôi từ TB đi xây dựng vùng kinh tế mới có khai hoang được mảnh đất và cất nhà trên đó ở. Thành phần gia đình lúc này gồm ông bà và 4 người con: 2 trai 2 gái. Năm 1965 bà nội tôi qua đời, năm 1970 ông nội lấy thêm vợ 2, bà này có 2 con trai riêng.
Hai tháng sau lấy vợ 2 ông bán mảnh đất và nhà đang ở mua mảnh đất khác. Vào tháng 10 năm 2016 ông tôi đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Tính đến thời điểm ông qua đời. Ông có 4 người con riêng với vợ cả gồm 2 trai, gái. Có 4 con chung với vợ 2 gồm 1 trai và 3 gái. Hai con trai riêng của vợ hai thì đã chết, một người chết tháng 2/2017. Một người chết tháng 8/2013. Năm 2015 ông tuyên bố cho mỗi người con gái 10 triệu đồng và không được thừa hưởng gì nữa. Tài sản ông để lại gồm 5000 m2 đất và 3000m2 ruộng với giấy quyền sở hữu đứng tên ông. Do gia đình không thống nhất được việc chia tài sản ông để lại.
Tôi xin có những câu hỏi muốn Luật sư của LVN Group tư vấn như sau.
1. Nếu áp dụng luật để chia tài sản thì 2 người con riêng của vợ 2 ông tôi (đã chết) có được chia phần không?
2. Hiện bà 2 tôi vẫn sống, thì phần được hưởng của bà là một nửa hay một phần như các con trong số tài sản của ông để lại?
3. Nếu đưa ra pháp luật và toà án để phân chia thì phần tài sản còn lại của ông sẽ được phân chia như thế nào?
4. Tài sản 5000 m2 đất mua sau khi bán mảnh đất và nhà năm 1970 có được coi là tài sản riêng của ông nội tôi không?
Mong sớm nhận được thư hồi âm của Luật sư của LVN Group. Xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Do ông nội bạn không để lại di chúc nên di sản do ông nội bạn để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Và theo điều 651, Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy có thể thấy:

Thứ nhất, di sản của ông nội bạn sẽ được chia đều cho vợ 2, 4 người con chung với vợ cả và 4 người con chung với vợ hai. Còn hai người con riêng của bà 2 sẽ không được chia. Tuy nhiên hai người con riêng của bà hai sẽ được hưởng nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng theo Điều 654 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Vậy nếu thuộc trường hợp trên thì con của 2 người con bà hai đã chết sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của họ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thứ hai, Căn cứ theo những quy định pháp luật trên thì bà hai sẽ được hưởng 1 phần di sản bằng với các con trong số di sản ông để lại.

Thứ ba, Do ông bạn mất không để lại di chúc nên toàn bộ khối tài sản của ông để lại đều được chia thừa kế theo pháp luật nêu trên. Việc ông tuyên bố cho mỗi người con gái 10 triệu đồng và không được thừa hưởng gì nữa không có giá trị là di chúc miệng vì theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ:

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Thứ tư. Di sản là 5000m2 đất mua sau khi bán mảnh đất và nhà năm 1970 không được coi là tài sản riêng của ông nội bạn. Ông nội bạn lấy bà hai và sau đó 2 năm mới bán đất bán nhà mua 5000m2 đất, đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.