Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả: Ở đâu và làm thế nào?

Hiện nay, nhiều độc giả quan tâm đến việc tra cứu bản quyền tác giả. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả: Ở đâu và làm thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây: 

1. Hướng dẫn cách tra cứu bản quyền tác giả? 

Tra cứu bản quyền tác giả được thực hiện trực tuyến trên hệ thống tra cứu niên giám của Cục Bản quyền tác giả tại website: 

http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam?AspxAutoDetectCookieSupport=1.

Bước 1: Khách hàng cần chuẩn bị điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. 

Bước 2: Truy cập vào đường link: http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam?AspxAutoDetectCookieSupport=1.

Những thông tin cần chuẩn bị để tra cứu bản quyền tác giả gồm:

– Tên tác phẩm cần tra cứu. 

– Loại hình tác phẩm bạn định đăng ký. 

– Thông tin khái quát về loại hình tác phẩm cần tra cứu (hình ảnh; âm thanh; nội dung…).

Khi thực hiện tra cứu trên website kia sẽ hoàn toàn được miễn phí. 

Thực tế, việc tra cứu trực tuyến đôi khi sẽ gặp khó khăn do lý do lỗi hệ thống hoặc thông tin hồ sơ chưa được cập nhật kịp thời tại thời điểm tra cứu.

Nếu như cần thiết, cá nhân, tổ chức gặp khó khắn thì có liên hệ đến số điện thoại của Cục bản quyền tác giả để được giải đáp. 

2. Quy định chung về bản quyền tác giả: 

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 

Quyền tác giả sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó: 

– Quyền nhân thân bao gồm các quyền như sau: 

+ Quyền đặt tên cho tác phẩm. 

+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. 

+ Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. 

+ Quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. 

+ Quyền được bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nhằm mục đích gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: 

+ Làm tác phẩm phái sinh. 

+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên cơ sở thông qua những bản ghi âm, ghi hình hoặc những các phương tiện kỹ thuật khác tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được, và công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm. 

+ Quyền được sao chép tác phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất các phương tiện hay hình thức nào. 

+ Quyền được phân phối, nhập khẩu để thực hiện phân phối tác phẩm đến công chúng trên cơ sở bán hoặc những hình thức chuyển giao quyền sở hữu đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình. 

+ Thực hiện phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng những phương tiện hữu tuyến, vô tuyến hay mạng thông tin điện tử hoặc những hình thức phương tiện kỹ thuật khác, trong đó có bao gồm việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn. 

+ Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao những tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính (ngoại trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê). 

3. Hồ sơ, thủ tục đăng kí bản quyền tác giả: 

3.1. Hồ sơ đăng kí quyền tác giả: 

Hồ sơ đăng kí quyền tác giả bao gồm các giấy tờ như sau: 

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định. 

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan. 

– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền. 

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền. 

– Nếu tác phẩm có đồng tác giả thì cần văn bản. 

– Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu. 

3.2. Trình tự đăng kí bản quyền tác giả: 

Bước 1: Nộp hồ sơ: 

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả. 

Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6 , Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ thông qua hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện. 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết: 

Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Thời gian giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do. 

4. Những tác phẩm được thực hiện đăng ký quyền tác giả: 

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, những đối tượng nằm trong diện được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: 

– Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gồm những tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết). 

+ Những bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: đây là những tác phẩm bằng ngôn ngữ nói và sẽ được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

+ Các tác phẩm báo chí: nội dung đảm bảo độc lập và có cấu tạo hoàn chỉnh, ví dụ như phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

+ Những tác phẩm âm nhạc: những tác phẩm thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác; hoặc trên cơ sở định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

+ Những tác phẩm sân khấu: 

Những tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, ví dụ như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: những tác phẩm được thể hiện nhìn thấy dưới dạng hình động, đồng thời có sự kết hợp hoặc không kết hợp âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

+ Những tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng: những tác phẩm được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, ví dụ: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.

Tuy nhiên, lưu ý với những loại hình đồ họa thì có thể được thể hiện tới phiên bản 50, được đánh số thứ tự và phải có chữ ký của tác giả. 

+ Những tác phẩm nhiếp ảnh: những tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên những vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác.

+ Những tác phẩm kiến trúc, cụ thể như sau: 

Các công trình kiến trúc. 

Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

+ Những bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học: ví dụ như họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: được hiểu là loại hình nghệ thuật ngôn từ như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

+ Các chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: 

– Những tác phẩm phái sinh: phải đảm bảo đủ điều kiện không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022. 
 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội, số 07/2022/QH15. 

 
Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. 

 
Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. 
Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com