Bở vậy, giai cấp thống trị đã đưa ra một thiết chế mới nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, đồng thời duy trì trật tự và ổn định xã hội, Nhà nước đã ra đời từ đây. Tuy nhiên, để duy trì được trật tự này cần có công cụ quản lý đó là pháp luật. Vậy, pháp luật là gì, Nhà nước được hiểu như thế nào? Và mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật là gì? Hãy cùng Luật LVN Group tìm hiểu với bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về pháp luật, nhà nước.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng, nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội. Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn được thể hiện ở sự thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật và sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa Nhà nước và pháp luật. Cụ thể:
– Sự thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước và pháp luật luôn gắn liền với nhau. Bởi vậy, sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân ra đời của pháp luật. Nhà nước và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây đều là sản phẩm của xã hội, xuất phát từ xã hội, từ sự phân hoá giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp. Chỉ khi có giai cấp và mẫu thuẫn giai cấp, Nhà nước và pháp luật mới thực sự tồn tại. Như vậy, có thể khẳng định Nhà nước và pháp luật đã có sự thống nhất với nhau.
– Sự khác biệt giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công, là hình thức tồn tại của xã hội có giai cấp. Pháp luật lại được hiểu là hệ thống những quy phạm được Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước và đảm bảo được thực hiện nhằm mục đích thông qua đó điều chỉnh hành vi và các qua hệ xã hội của con người. Nhà nước đại diện cho sức mạnh, pháp luật đại diện cho ý chí. Nhắc đến Nhà nước là nhắc đến con người, nhắc đến pháp luật là nhắc đến quy tắc của hành vi con người.
– Sự tác động qua lại giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, huỷ bỏ, hoàn thiện đối với pháp luật, Nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự sai phạm, đảm bảo pháp luật được đưa đến gần hơn với người dân và xã hội. Pháp luật là sản phẩm trí tuệ trực tiếp của hoạt động Nhà nước. Pháp luật được ban hành có vai trò quan trọng được sử dụng để điều chỉnh hoạt động Nhà nước và các quan hệ xã hội khác bởi hoạt động của Nhà nước đề mang tính pháp lý
– Pháp luật là mục đích tồn tại của Nhà nước, là loại phương tiện được dùng nhằm mục đích kiểm soát hoạt động Nhà nước. Thông qua pháp luật, Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, xác định chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, quy chế pháp lý đối với các chủ thể là những cá nhân, tổ chức. Toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp luật của Nhà nước đó.
– Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước. Nhà nước tồn tại song song với pháp luật, không một bộ máy Nhà nước nào có thể tồn tại lâu dài mà không có sự tồn tại của pháp luật đi kèm và ngược lại. Sự tiến bộ của một Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào pháp luật, pháp luật trì trệ thì Nhà nước sẽ trì trệ, pháp luật tiến bộ thì Nhà nước cũng sẽ tiến bộ theo. Việc đổi mới, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi cả hai yếu tố đó đều được phát triển song song với nhau.
– Các chế định pháp luật được xây dưng để kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước trong một khuôn khổ, phạm vi nhất định. Khi đó, pháp luật không chỉ là công cụ để tổ chức và quản lý xã hội, mà phải trở thành phương tiện kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
– Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng vừa phụ thuộc vừa có sự độc lập tương đối được thể hiện rõ nét trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và trong xây dựng, thực thi pháp luật. Nhà nước sửa dụng pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật cần bộ máy nhà nước để được bảo đảm và thực thi trên thực tế.
– Cả Nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện và cùng phát triển. Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại mà không có nhau, Nhà nước không thể quản lý xã hội một cách tốt nhất nếu không có pháp luật, pháp luật không thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình nếu thiếu sự đảm bảo của Nhà nước.
3. Ví dụ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Như đã phân tích ở trên, Nhà nước và pháp luật cùng ra đời và chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Nhà nước dùng quyền lực của mình bảo vệ pháp luật, pháp luật dùng chức năng của mình giúp Nhà nước quản lý xã hội.
Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận, được truyền bá, phổ biến sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau và chính thức thông qua hệ thống cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngược lại, pháp luật điều chỉnh hầu hết đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, …
Trải qua nhiều năm, Nhà nước đã ban hành, thay đổi, huỷ bỏ, bổ sung và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với đời sống thực tế ngày nay. Trước đó, Nhà nước ngăn cấm các hoạt động đầu tư của tư bán nước ngoài vào nhưng từ khi mở của hôi nhập quốc tế Nhà nước đã đặt quan hệ ngoại giao với rất nhiều quốc gia khác trong và ngoài khu vực như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, … Đặc biệt trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có tổ chức Thương mại Thế giới WTO, …
Trước tình hình đó, pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi phù hợp với xu thế chung, Nhà nước đã nội luật hoá các điều luật của các điều ước quốc tế trở thành pháp luật Việt Nam. Nhà nước đã có nhiều chính sách mở rộng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Thực tế cho thấy, hiện nay khi nhà nước đã chuyển sang chế độ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều điều luật, quy định chưa thực sự đi vào đời sống con người, hiệu lực điều chỉnh và hiệu quả xã hội không cao. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa sử dụng phương pháp tiếp cận ưu tiên quyền con người, so vậy cần ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xác định lại hợp lý giới hạn của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ phần thông tin mà Luật LVN Group cung cấp đến quý khách hàng về vấn đề mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật LVN Group. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.