Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển ngành dịch vụ này. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ngày càng nhiều. Trong bài viết này, Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 xin hướng dẫn quý khách hàng về quy trình, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật viễn thông năm 2009 thì Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây:
- Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Luật viễn thông năm 2009.
Lưu ý: Kinh doanh dịch vụ viễn thông là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 đã phân tích chi tiết các điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng và dịch vụ viễn thông cơ bản đối với nhà đầu tư nước ngoài. Qúy khách hàng có thể tham khảo trên trang Web công ty.
Bước 1: Đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các tài liệu:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Hợp đồng liên doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức liên doanh;
- Văn bản ủy quyền cho Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư không cần thiết phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp được tiến hành như sau:
- Soạn thảo và nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Công bố thông tin đăng ký kinh doanh;
- Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu;
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh là từ 06 đến 08 ngày làm việc.
Bước 2: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông:
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông:
- Có Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Lưu ý: Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên xin thêm Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ (tư Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP).
- Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Doanh nghiệp mộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 (năm) bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
- Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép;
- Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong năm năm đầu tiên kể từ ngày dược cấp giấy phép;
- Dự thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông mẫu đối với các dịch vụ cụ thể doanh nghiệp dự định cung cấp.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đồng thời đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp một loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp phép có thể được ghộp chung thành một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng pahir bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp pơheps hoặc trình Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp các nội dung chính trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Lưu ý: Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các nội dung chính:
- Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
- Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có);
- Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có);
- Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ khi thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 về quy trình, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Qúy khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết.