1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

1.1 Nghĩa vụ của bên cầm cố

– Phải giao tài sản cầm cố theo đúng thoả thuận

Bên cầm cố phải giao tài sản theo đúng phương thức thoả thuận cho bên nhận cầm cố để bên này chiếm hữu, quản lí trong thời hạn cầm cố.

– Bên cầm cố phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

Quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố được hiểu là quyền chủ quan của một người khác đối với tài sản cầm cố, mà quyền đó đã xuất hiện trước khi các bên thoả thuận về biện pháp cầm cố. Vì vậy, nghĩa vụ trên đòi hỏi người cầm cố phải thông báo về tình ttạng của đối tượng cầm cố, cũng như những hạn chế đối với nó cho người nhận cầm cố biết ngay tại thời điểm các bên thoả thuận thiết lập biện pháp cầm cố. Do đó, nếu sau khi biện pháp cầm cố đã có hiệu lực, người cầm cố mới thông báo về tình trạng trên thì họ vẫn bị coi là đã vi phạm nghĩa vụ. Trong các trường hợp này, bên nhận cầm cổ có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thử ba đối với tài sản cầm cố.

– Bên cầm cố phải thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí cần thiết để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chủ sở hữu là người được hưởng những lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu của mình đồng thời phải bỏ ra những chi phí để bảo quản, giữ gìn vật đó. Vì thế, dù tài sản do bên nhận cầm cố trực tiếp giữ hay do người thứ ba giữ và bảo quản thì thì việc thanh toán các chi phí hên quan vẫn thuộc về bên cầm cố. Tuy nhiên, trong Trường hợp người thứ ba giữ tài sản cầm cố theo hợp đồng gửi giữ tài tài sản được xác lập giữa họ với bên nhận cầm cổ thì bên nhận cầm cố đóng vai trò như là người trung gian trong việc thanh toán các chi phí này.

 

1.2 Quyền của bên cầm cố

– Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Trong trường hợp các bên thoả thuận về việc bên nhận cầm cố được quyền sử dụng tài sản đó nhưng việc nếu việc sử dụng nguy cơ làm cho cho tài sản cầm cố bị mất hoặc giảm sút giá trị thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản đó.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố phải hoàn ttả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

Mục đích cơ bản của cầm cố là bảo đâm việc thực hiện nghĩa vụ và việc bảo đảm chỉ đặt ra khi nghĩá vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, khi bên cầm cố đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thì người nhận cầm có hoặc người thứ ba phải frả lại tài sản cầm cô. Nếu bên cầm cố có bàn giao kèm theo giấy tờ đăng kí quyền sở hữu thì bên cầm cố được yêu cầu bên nhận cầm cố phải frả lại giấy tờ đó cho cùng với việc trả lại tài sản cầm cố.

Trường hợp cầm cố có đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên phải thông báo cho cơ quan đó biết việc chấm dứt cầm cố.

Trong trường hợp bên nhận cầm cổ bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định của pháp luật thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về sở hữu thì có quyền yêu cầu bên cầm cố bồi thường thiệt hại.

– Yêu cầu bên giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Bên nhận cầm cố phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Vì vậy, trong trường hợp người nhận cầm cố không bảo quản hoặc bảo quản không tốt tài sản mà gây ra thiệt hại thì phải bôi thường cho người cầm cố.

 

2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

2.1 Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

– Bảo quản, giữ gìn tài sản.

Việc người nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất định làm xuất hiện ở người đó nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thời gian chiếm hữu.

– Không được bán, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác.

Người nhận cầm cố chỉ có quyền chiếm hữu đối với tài sản cầm cố. Vì vậy, trong thời hạn cầm cố nếu họ thực hiện các hành vi nói trên sẽ bị coi là thực hiện hành vi bất hợp pháp và người cầm cố có thể đòi lại tài sản ở người đang thực tế chiếm hữu, dù rằng đó là tài sản mà mình đã đem đi cầm cố. Tuy nhiên, các hành vi nói trên sẽ được coi là hợp pháp nếu có thoả thuận hoặc đó là nội dung của biện pháp xử lí tài sản cầm cố, được người nhận cầm cố thực hiện sau khi đến hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.

– Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý.

Người nhận cầm cố không phải là chủ sở hữu của tài sản cầm cố. Vì vậy, ngoài quyền chiếm hữu ra họ không có quyền năng nào khác, nếu không được chủ sở hữu của tài sản đồng ý và cho phép, về nguyên tắc, hành vi “không” khai thác công dụng tài sản là một nghĩa vụ của người nhận cầm cố. Tuy nhiên, nếu có sự thoả thuận và đồng ý của bên cầm cố thì việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản lại là quyền của bên nhận cầm cố.

– Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

Cầm cố chỉ là một nghĩa vụ phụ được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ chính để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ chính. Khi nghĩa vụ chính chấm dứt, biện pháp cầm cố sẽ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy, ngay sau khi nghĩa vụ chính chấm dứt, người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cho bên cầm cố đúng với tình ttạng như lúc nhận vật cầm cố. Thông thường, tài sản cầm cố là những vật đặc định vì người nhận cầm cố phải trả lại chính tài sản mà họ đã nhận. Nếu tài sản là vật cùng loại thì bên nhận cầm cố phải ttả lại tài sản đó đúng chất lượng, đủ số lượng, trọng lượng như đã nhận. Ngoài ra, nếu các bên đã thoả thuận biện pháp bảo đảm khác để thay thế biện pháp cầm cố, thì kể từ thời điểm được coi là thay thế, người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho người cầm cố.

– Bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố.

Nghĩa vụ này là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, theo nguyên tắc chung của việc bồi thường thiệt hại, người nhận cầm cố chỉ phải bồi thường nếu họ có lỗi ttong việc làm hư hỏng, mất mát tài sản.

 

2.2 Quyền của bên nhận cầm cố

– Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn ttả tài sản đó.

Đây là quyền của người nhận cầm cố nói riêng cũng là quyền của người chiếm hữu hợp pháp nói chung đối với một tài sản. Với tư cách là người chiếm hữu hợp pháp tài sản cầm cố, người nhận cầm cố có quyền đòi lại vật đó ở bất cứ người nào. Quyền này thực chất là một yếu tổ trong nội dung của quyền sở hữu mà người cầm cố đã chuyển giao cùng với việc chuyển giao tài sản cho người nhận cầm cố.

– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.

Yêu cầu này chỉ được đặt ra khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, nhằm qua đó để thoả mãn quyền được thanh toán các khoản lợi ích vật chất của người nhận cầm cố.

– Được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Trong thời hạn giữ tài sản cầm cố, người chiếm hữu tài sản phải bảo quản, giữ gìn để tài sản không hư hỏng, mất mát. Tuy nhiên, khi người nhận cầm cố phải bỏ ra các chi phí để bảo quản tài sản thì thực chất là họ đã thực hiện một công việc thay cho bên cầm cố (thực hiện việc bảo dưỡng, duy trì tài sản thay cho chủ sở hữu của nó). Vì vậy, họ có quyền yêu cầu người cầm cố thanh toán lại cho mình các khoản chi phí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản. Việc thanh toán các khoản chi phí này được tiến hành cùng thời điểm với việc thanh toán món nợ trong nghĩa vụ chính và trả lại tài sản cầm cố.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)