Nếu bạn ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc và có dấu hiệu rạn nứt như hay cãi nhau, ức chế, chồng ngoại tình, mâu thuẫn với mẹ chồng, chồng vô tâm,… phản ứng của phần đông chúng ta chính là đổ lỗi: Đổ lỗi người phụ nữ thứ ba lẳng lơ và xấu xa khi quyến rũ chồng mình; đổ lỗi bạn đời ích kỷ, không hiểu mình, đổi lỗi vì bạn đời thờ ơ, lăng nhăng, không chung thủy,…

Nhưng bạn có biết rằng sau nhiều lần đổ lỗi, bạn chẳng thay đổi được kết quả khả quan hơn, chỉ làm mình cảm thấy uất hận và ức chế thêm. Đương nhiên, có những trường hợp lỗi sai thực sự là do người khác nhưng có thể chúng ta cũng có trách nhiệm. Việc truy tìm lỗi do ai chũng không thể thay đổi được thực trạng hiện tại. Thay vì đổ lỗi, hãy tìm xem ta có thể làm gì để cải thiện cho sự cố này, từng bước giải quyết vấn đề.

Không ai có quyền ép bạn phải làm cái này hay cái kia, đó hoàn toàn là do sự lựa chọn của bạn. Trước hôn nhân tan vỡ, bạn hoàn toàn có quyền chọn:

– Thay đổi để làm mới cuộc hôn nhân và nuôi lại tình yêu với bạn đời. Vì đó là một người rất có ý nghĩa với bạn.

– Rời bỏ họ nếu thực sự bạn cảm thấy không còn nhận được hạnh phúc và những giá trị xứng đáng từ cuộc hôn nhân này.

– Hoặc chọn ở lì một chỗ, chịu đựng tổn thương, ức chế và đổ lỗi cho cuộc sống, cuộc đời bất công với mình và đánh mất mấy chục năm hạnh phúc còn lại của đời mình.

Người khác không đem lại hạnh phúc cho bạn, bạn hãy tự làm nó, hãy làm cho cuộc sống tốt đẹp lên.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý :   1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

Dưới góc độ pháp lý xin cung cấp một số góc nhìn liên quan như sau:

 

1. Thế nào là hôn nhân?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, đây là khái niệm  đã được đưa vào Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Có thể hiểu là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã tuân thủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục các điều kiện và thực hiện các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định về luật hôn nhân và gia đình.

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình:

– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

–  Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

– Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

– Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

– Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Nghiêm cấm  các hành vi sau đây:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

+  Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Yêu sách của cải trong kết hôn;

+  Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn.

+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.

+ Bạo lực gia đình.

+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

 

2. Những vấn đề trong hôn nhân làm cho cuộc sống nhân trở nên bế tắc.

* Thường chỉ  trích lẫn nhau

Trong cuộc sống hằng ngày hai vợ chồng có nhiều mâu thuẫn phát sinh, thay vì nhẹ nhàng trao đổi hoặc khéo léo lựa chọn thời điểm hợp lý để giải quyết mà là thường xuyên chỉ trích lẫn nhau. Nếu liên tục chỉ trích nhau thì đó là một dấu hiệu rõ ràng khác nhau về quan điểm. Nếu không tìm hướng giải quyết cho vấn đề này thì hôn nhân đang có vấn đề và không hạnh phúc.

* Ít giao tiếp, tương tác và chia sẻ với nhau trong hôn nhân

Giao tiếp hằng ngày là lẽ sống của một mối quan hệ lành mạnh và khi thiếu nó có nghĩa là mối quan hệ đang gặp phải vấn đề. Nếu vợ chồng hạn chế việc giao tiếp, trao đổi và tương tác thì sẽ không có sự gắn kết, từ đó sẽ tạo ra khoảng cách giữa hai vợ chồng.

Giao tiếp gặp khó khăn được cho là một dấu hiệu dễ nhận thấy của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Vợ chồng không nói chuyện trực tiếp với nhau ngay cả khi đang ở cạnh nhau hoặc không ở cạnh nhau mà chỉ nhắn tin thay vì giao tiếp bằng lời nói thì nó sẽ không có sự đồng đều, vun đắp trong hôn nhân. Thậm chí cả hai còn không thực sự có bất cứ điều gì để nói với nhau nữa.

* Mẫu thuẫn thường xuyên mà không cùng nhau ngồi lại giải quyết

Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và không thể ngồi lại để phân tích, trao đổi giải quyết mâu thuẫn. Theo thời gian, một số khó chịu nhỏ dẫn đến tranh cãi trong mối quan hệ càng không thể gỡ rối, nhưng nếu nó được giải quyết thì có thể củng cố thêm sự thấu hiểu lẫn nhau. Ngay cả những điều nhỏ nhặt như cách mà vợ chồng ăn uống, nói chuyện,… đều khiến hai bên khó chịu và cảm thấy bực bội. Và những cảm giác tiêu cực này mỗi ngày sẽ tích tụ nhiều thêm một chút.

Khi hai vợ chồng đã không còn muốn tranh cãi, không muốn tác động lên đối phương với mong muốn xây dựng thì chứng tỏ mối quan hệ này đang buông bỏ dần việc vun vén hạnh phúc gia đình.

* Vợ chồng sống tách biệt, ly thân

Sẽ có những khoảnh khắc mà vợ chồng cảm nhận không cảm thấy thực sự ở bên nhau. Hai vợ chồng có thể ở trong cùng một phòng nhưng một người thì bấm điện thoại và người kia lại làm việc trên máy tính. Hai vợ chồng có thể còn không cảm thấy gắn kết với nhau ngay cả khi vẫn ngủ chung giường. Đôi khi chỉ ngồi cách nhau vài ba bước chân nhưng lại cảm thấy như đang xa cách nhau hàng triệu dặm. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu của cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Vợ chồng có quá nhiều mâu thuẫn và cảm thấy được cần có khoảng thời gian sống riêng biệt để suy nghĩ, không làm phiền tới nhau.Khi đó  cả hai không hiểu nhau và không sẵn sàng để dành tình cảm, thấu hiểu cho nhau.

Vợ chồng  sẽ không còn hỏi đối phương về ý kiến của họ trước những quyết định quan trọng nữa. Mối quan hệ vợ chồng không còn giữ vai trò đó nữa thì rõ ràng cả hai vợ chồng đang phải vật lộn trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

 

3. Một số giải pháp cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc

Sẽ có những lúc vợ chồng  nhận ra rằng, hạnh phúc đang dần biến mất trong chính cuộc hôn nhân của mình.Hai vợ  đã không còn dành nhiều thời gian cho nhau, có khoảng cách và thiếu đi sự tương tác.Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể làm cho một cuộc hôn nhân đang gặp vấn đề:
– Vợ chồng thường xuyên quan tâm lẫn nhau , hỏi thăm và chia sẻ với nhau hôn nhân đây chính là chìa khóa quan trọng để nuôi dưỡng tình cảm và hai vợ chồng sẽ càng trở nên gắn kết với nhau hơn trong hôn nhân.

– Tìm hiểu thêm về sở thích,công việc và suy nghĩa của vợ chồng.Sau vài năm kết hôn, cả vợ chồng nghĩ rằng cả hai vẫn còn đủ để hiểu nhau. Tuy nhiên sở thích và những nhu cầu của vợ chồng có thể thay đổi theo năm tháng. Kết hôn phải là một quá trình liên tục tìm hiểu nhau trong suốt mối quan hệ của hai người mới trở nên khăng khít và gắn bó hơn.

– Vợ chồng giành nhiều thời gian hơn cho nhau hơn.Một cách tuyệt vời để mang lại hạnh phúc cho hôn nhân là cả hai vợ chồng cần dành nhiều thời gian hơn cho nhau,đây là thời gian tràn đầy năng lượng tích cực và hạnh phúc trong hôn nhân.

– Bao dung, tha thứ cho lỗi lầm của nhau.Hôn nhân hạnh phúc là sự kết hợp của hai người biết tha thứ cho những lỗi lầm của nhau. Bất kể vợ chồng phải đối mặt với điều gì trong mối quan hệ của mình thì điều quan trọng là cả hai cần phải sẵn sàng tha thứ cho những thiếu sót của đối phương. Tha thứ trong hôn nhân chính là cách duy nhất để vượt qua giai đoạn không hạnh phúc. 

– Hướng tới những điều tích cực để cứu vãn hôn nhân.Khi trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cả hai vợ chồng dễ để bản thân chìm đắm trong tiêu cực. Đến một lúc nào đó bạn sẽ không thể nhìn thấy những khía cạnh tích cực của vợ chồng và cuộc sống chung của cả hai.

– Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình để xây dựng hạnh phúc trong gia đình.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

– Vợ, chồng tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.