1. Quy định về tập đoàn, công ty lớn.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tập đoàn kinh tế như sau:

“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mệ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mệ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

 

2. Tóp những tập đoàn, công ty lớn nhất tại Việt Nam.

2.1. Tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup tiền thân là tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam với mong muốn đóng góp để phát triển kinh tế nước nhà. Vingroup nằm trong các tập đoàn lớn tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup nằm trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup đã tập trung phát triển hệ sinh thái gồm 6 lĩnh vực cốt lõi: Bất động sản (Vinhomes; Vincom Office); Bán lẻ (Vincom, VinMart, VinFashion VinDS, VinPro); Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí (Vinpearl và Vinpearl Land); Y tế với thương hiệu Vinmec; Giáo dục với thương hiệu Vinschool và Nông nghiệp với thương hiệu VinEco.

Người góp công lớn vào việc phát triển tập đoàn Vingroup được như hôm nay chính là ông Phạm Nhật Vượng – Ông chủ tập đoàn Vingroup hiện tại. Ông sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh, từng theo học tại Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.

Ông Phạm Nhật Vượng vừa là người sáng lập, đồng thời là một trong những thành viên Hội đồng quản trị của 2 công ty Vincom và Vinpearl trước sáp nhập.

Trong gần 10 năm phát triển Vingroup, Phạm Nhật Vượng đã dành trọn tâm huyết để phát triển tập đoàn với hàng loạt chuỗi dự án nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn tại Việt Nam: Royal City, Time City, Vinhome Riversider,…

2.2. Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel).

 

Tập đoàn Công nghệ – Viễn thông Quân đội ( Viettel) là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trực tiếp dưới sự chỉ đạo của bộ Quốc Phòng. Viettel mang khát vọng sẽ trở thành một tập đoàn công nghệ và công nghiệp vươn tầm thế giới. Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam không chỉ chú trọng trong việc phục vụ khách hàng mà còn quan tâm đặc biệt đến nguồn nhân lực, xây dựng môi trường làm việc năng động, cởi mở, khuyến khích sáng tạo và bứt phá. 

 

2.3. Tập đoàn điện lực lớn nhất Việt Nam (EVN).

Tập đoàn điện lực lớn nhất Việt Nam (EVN) là một trong những tập đoàn hiếm hoi phát triển rất mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng trong hệ thống điện quốc gia. Xuất nhập khẩu điện năng; Đầu tư và quản lí vốn đầu tư các dự án điện; Quản lí, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện; Tư vấn quản lí dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Hiện nay, EVN đang có tổng cộng 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 8 công ty thuỷ điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng bao gồm: Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Tất cả các hoạt động cung ứng dịch vụ đều được thực hiện theo yêu cầu của 1chính phủ Việt Nam. 

 

2.4. Tập đoàn xăng dầu lớn tại Việt Nam – Petrolimex.

Petrolimex có tên gọi giao dịch đầy đủ là Vietnam National Petroleum Group do ông Phạm Văn Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị. Đây là đơn vị có quy mô và thị phần xăng dầu lớn nhất nhì cả nước. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Petrolimex cũng chính là đơn vị giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu nội địa. Với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu. Đặc biệt, tại những địa điểm này không chỉ có cung cấp các loại mặt hàng xăng dầu mà còn có cả các loại hàng hoá dịch vụ liên quan đến dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm xe… 

Bên cạnh đó, Petrolimex còn là cái tên gây được những dấu ấn không nhỏ trên rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể như: Bất động sản, cơ khí, tin học viễn thông và tự động hoá, du lịch, bảo hiểm… với những cái tên thương hiệu nổi bật như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico… 

Không chỉ là “ông lớn” ở thị trường Việt Nam, Petrolimex còn rất có chỗ đứng tại thị trường nước ngoài. Cụ thể như Singapore, Lào và Campuchia.

2.5. Tập đoàn Hoà Phát.

Hoà Phát là tậo đoàn sản cuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng. Hoà Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép xây dựng, điện lạnh….Tập đoàn Hoà Pháp hiện nay hoạt động trong 05 lĩnh vực như: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) – Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) – Nông nghiệp – Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

 

2.6. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động.

Công ty Cổ phần có tiền thân là Công ty TNHH Thế giới di động (Mobile World Co. Ltd) thành lập năm 2004, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (“Công ty” hay “MWG”) được thành lập theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp số 0306731335 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 16/01/2009. Công ty là nhà bán lẻ số 1 tại Việt Nam tính theo quy mô, doanh thu và lợi nhuận; đồng thời là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương theo bảng xếp hạng Top 500 Asia-Pacific Retailers do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia) bình chọn năm 2018. Thegioididong.com là chuỗi của hàngchuyên cung cấp đến thị trường các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm: di động, máy tính bảng, laptop,… của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Hơn hết đó là thương hiệu đã có hơn 500 siêu thị trải dài trên 63 tỉnh thành cả nước. Còn dienmay.com xuất hiện vào năm 2010, đến năm 2015 thì đổi tên thành Điện Máy Xanh chuyên bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng như: lò vi sóng, máy xay sinh tố, máy hút bụi,…. Với sự thành công trên thị trường này, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động vẫn luôn nằm trong top các tập đoàn lớn ở Việt Nam.

2.7. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường hải (THACO).

Công ty CP Tập đoàn Trường Hải được thành lập vào năm 1997 với ngành nghề là sản xuất, kinh doanh ô tô, xe máy, xe có động cơ và phụ kiện. Tên viết tắt của công ty này là THACO. Ngay từ thời điểm đầu hoạt động, công ty hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa xe đã qua sử dụng.  Đến năm 2003, hưởng ứng thực hiện phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, THACO đã đầu tư mở khu kinh tế mở với khởi đầu là sản xuất lắp ráp ô tô. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hiện nay Công ty CP Tập đoàn Trường Hải đang hoạt đa ngành với 6 tập đoàn thành viên đó là:

– THACO AUTO hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô.

– THAGRICO hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp.

– THACO Industries hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ.

– THADICO hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

– THISO hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ.

– THILOGI hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển (logistics)

Các ngành này bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao, THACO đã từng bước thực hiện được sứ mệnh mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, với sự không ngừng lớn mạnh, tập đoàn cũng đã mang đến hơn 18.000 việc làm cho người lao động. Đây cũng là nền tảng nhằm hỗ trợ thực hiện tầm nhìn trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN.

Ngoài những công ty lớn nêu trên còn có các tập đoàn và công ty lớn như sau:

– Tập đoàn hoa sen;

– Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình.

– Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình;

– Công ty cổ phần thương mại Bách hoá xanh;

– Công ty cổ phần sữa Việt Nam;

– Công ty cổ phần Vinpearl;

…………………………………

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group liên quan đến Những tập đoàn, công ty lớn nhất tại Việt Nam. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích đối với khách hàng.