Đơn xin xác nhận dân sự, những giấy tờ cần chuẩn bị, thủ tục xin ở đâu

Đơn xin xác nhận dân sự viết như thế nào, muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục trong bao lâu, tới phường, công an cấp xã hay sở tư pháp để thực hiện.

Xin xác nhận dân sự
Xin xác nhận dân sự

Đơn xin xác nhận dân sự viết tay là văn bản viết tay được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét các thông tin về nhân thân, dân sự mà người này/tổ chức này đã đưa ra và xác nhận tính chính xác cho những thông tin đó. Tùy theo nội dung thông tin cần xác nhận và yêu cầu của phía chủ thể sẽ nhận văn bản đã được xác nhận (thường là nhà tuyển dụng) mà chủ thể có quyền xác nhận sẽ khác nhau. Thông thường, nếu thông tin không liên quan tới tình trạng vi phạm pháp luật mà chỉ có các thông tin về danh tính, nhân thân,… thì chủ thể có thẩm quyền xác nhận là Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu thông tin cần xác nhận có liên quan tới việc tuân thủ pháp luật tại địa bàn thì chủ thể xác nhận thường là Công an cấp xã.

1. Đơn xin xác nhận dân sự

Đơn xin xác nhận dân sự hiện nay chưa công bố một mẫu bắt buộc nào, vì thế bạn có thể tự thêm bớt các thông tin xin xác nhận theo nhu cầu của bản thân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………….

– Ông………………….. – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…………

(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Công an xã (phường, thị trấn),… )

 

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014;

– Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân.

Tên tôi là:………………………………….                   Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Tên công ty/tổ chức:………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Căn cứ đại diện:…………………………………………..)

Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

(Công ty) Tôi là:……………….. (tư cách đưa ra yêu cầu xác nhận, ví dụ, công dân thường trú tại………………….)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Phần này bạn trình bày về hoàn cảnh bạn làm đơn, ví dụ như hiện nay bạn đang có nhu cầu xin việc tại một công ty/tổ chức nào đó, và theo yêu cầu của công ty/tổ chức này, ứng viên phải nộp giấy xác nhận dân sự của bản thân trong thời gian…….. trong hồ sơ xin ứng tuyển nên bạn cần xin xác nhận dân sự để nộp kèm hồ sơ ứng tuyể tới công ty/tổ chức này).

Và vì lý do sau:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)

Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét trường hợp trên của tôi và tiến hành xác nhận những thông tin dưới đây:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Phần này bạn đưa ra các thông tin cần xác nhận, thông thường, với một đơn xin xác nhận dân sự bạn cần xin xác nhận được các thông tin về nhân thân như họ tên, tuổi, quê quán, nơi thường trú, thành phần bản thân, các thông tin khác về thành viên gia đình,… và những thông tin về quá trình học tập, rèn luyện, công tác,… cùng với một số thông tin về việc trong thời gian cư trú tại địa phương không có vi phạm pháp luật/không bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự,… tùy vào từng yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng/người yêu cầu văn bản xác nhận)

Là chính xác, đúng với sự thật khách quan, hồ sơ quản lý của Quý cơ quan.

(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan chấp nhận đề nghị trên của (công ty) tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của……………….. Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, trong bao lâu?

Em muốn xin giấy xác nhận dân sự thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ, và từ khi nộp trong bao lâu thì em nhận được giấy ạ? Phía công ty có yêu cầu nên em xin giấy xác nhận để bổ sung vào hồ sơ đi làm của em. Em rất mong các anh, các chị trả lời cho em biết ạ, em ở Hà Nội.


Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh: Pháp lệnh công an xã

Pháp lệnh công an xã 2008

Luật sư trả lời Muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, trong bao lâu

Xác nhận dân sự là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại giấy này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực tế thì giấy xác nhận dân sự không có mẫu văn bản thống nhất nào, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào về mẫu văn bản này.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn cần xin xác nhận dân sự để bổ sung hồ sơ đi làm. Bạn đang cần xác nhận về nhân thân, gia đình, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú và trong thời gian cư trú có vi phạm pháp luật không thì bạn tới công an phường nơi bạn có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận.

Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã như sau

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

…”

Theo đó, công an xã dựa trên các chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện quyền quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn xã sẽ nắm được các thông tin quản lý dân cư và thực hiện việc xác nhận này.

Hồ sơ xin xác nhận dân sự:

  • Đơn xin xác nhận dân sự
  • CMND (bản chính để đối chiếu)
  • Hộ Khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú (bản chính để đối chiếu)
  • Các giấy tờ khác liên quan tới việc bạn xin xác nhận

Như vậy, bạn cẩn chuẩn bị các giấy tờ trên và nộp tại công an phường. Pháp luật không quy định thời hạn xác nhận dân sự; theo đó, công an sẽ kiểm tra, đối chiếu và xác minh vào thời điểm bạn nộp đơn. Xét thấy đơn xác nhận hợp lệ  thì công an sẽ xác nhận cho bạn

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

3. Xác nhận dân sự xin ở sở tư pháp hay phường xã

Cho con hỏi chút việc với ạ.Con bây giờ xin việc đi làm người ta yêu cầu cần giấy xác nhận dân sự thì con xin ở sở tư pháp mình hay ở phường xã thôi ạ.Con cảm ơn ạ. Con xin được tư vấn để thực hiện cho đúng ạ.


Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề lý lịch tư pháp

  • Luật lý lịch tư pháp 2009
  • Pháp lệnh công an xã 2008

Luật sư trả lời Xác nhận dân sự xin ở sở tư pháp hay phường xã

Xác nhận dân sự là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại giấy này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực tế thì giấy xác nhận dân sự không có mẫu văn bản thống nhất nào, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào về mẫu văn bản này.

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

“Là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Và Khoản 2 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”

Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

…”

Như vậy, nếu nội dung xác nhận của bạn liên quan tới nhân thân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tình trạng hôn nhân, quá trình cư trú tại địa phương không vi phạm pháp luật , chấp hành quy định xã phường,… thì công an xã có thẩm quyền xác nhận. Vì công an xã/phường là người nắm tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cư trú của công dân. Trường hợp bạn cần xác nhận không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,… thì bạn phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com