Hợp đồng vận chuyển khoáng sản sau khai thác hoặc vận chuyển khoáng sản đã gia công tới nơi tập kết chờ tiêu thụ. Khoáng sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta, các đơn vị để được khai thác phải tuân theo quy trình xin cấp phép khá nghiêm ngặt. Sau khi được cấp phép, trong quá trình khai thác cũng phải tuân thủ tuyệt đối quy định về an toàn, bảo vệ môi trường. Việc vận chuyển khoáng sản từ mỏ tới các điểm tập kết hoặc tới các cơ sở gia công, chế tạo cũng cần phải được thực hiện bằng những phương tiện đạt chuẩn, theo đúng quy trình để tránh gây mất mát, ảnh hưởng chất lượng và phù hợp với đối tượng khoáng sản vận chuyển. Các phương tiện đường thủy, đường bộ, đường sắt đều được các đơn vị vận chuyển đưa vào sử dụng với từng mục đích, giai đoạn nhất định.
Việc vận chuyển dựa theo nhu cầu và tình trạng khoáng sản, chi phí vì thế cũng được thỏa thuận theo từng thời điểm nhất định, không có sự ổn định nếu đối tượng có sự thay đổi về chất hay số lượng chênh lệch. Vậy Hợp đồng vận chuyển khoáng sản sẽ được soạn thảo như thế nào, cần có những điều khoản gì, xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu dưới đây.
Mẫu Hợp đồng vận chuyển khoáng sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN KHOÁNG SẢN
Số:
Căn cứ:
- Căn cứ Luật thương mại Việt Nam 2005;
- Căn cứ Bộ luật dân sự Việt Nam 2015
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày …, tháng …, năm …, chúng tôi gồm:
A. BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN (BÊN A):
- Địa chỉ:
- Số điện thoại
- Mã số thuế
- Tài khoản ngân hàng:
- Đại diện: Chức vụ:
B. BÊN VẬN CHUYỂN (BÊN B):
- Địa chỉ:
- Số điện thoại
- Mã số thuế
- Tài khoản ngân hàng:
- Đại diện: Chức vụ:
Hai bên cùng thống nhất và đi đến ký kết hợp đồng vận chuyển cát với những điều khoản sau:
ĐIỀU 1: THÔNG TIN HÀNG HÓA CẦN VẬN CHUYỂN
1. Tên hàng hóa: Cát vàng xây dựng;
2. Khối lượng:
3. Giấy phép
ĐIỀU 2: VẬN CHUYỂN
1. Bên B vận chuyển cát được tập kết tại địa chỉ … đến địa chỉ …;
2. Thời gian vận chuyển: … giờ … phút ngày…;
3. Phương tiện vận chuyển: xe tải;
4. Người chịu trách nhiệm vận chuyển:
– Tên:…;
– Số điện thoại:…;
– Số cccd/cmnd: …;
5. Người chịu trách nhiệm giao hàng tại bãi tập kết:
– Tên: …;
– Số điện thoại: …;
– Số cccd/cmnd: …;
6. Người chịu trách nhiệm kiểm tra hàng tại điểm đến:
– Tên: …;
– Số điện thoại: …;
– Số cccd/cmnd: …;
7. Dịch vụ vận chuyển có bao gồm cả trách nhiệm xúc cát lên xe tại điểm tập kết và đổ cát đúng yêu cầu tại điểm đến;
8. Bên A có trách nhiệm giao cát đúng chủng loại, khối lượng và xác nhận đã nhận đã nhận được nguyên vẹn hàng hóa với bên B;
9. Bên B có trách nhiệm đảm bảo giữ nguyên tình trạng cát trong suốt quá trình vận chuyển.
ĐIỀU 3: YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
1. Bên B có trách nhiệm chuẩn bị thanh chắn, bạt phủ cũng như các thiết bị khác để đảm bảo cát không bị hao hụt trong quá trình di chuyển;
2. Nếu nhận thấy Bên B không đáp ứng được yêu cầu tại Khoản 1 Điều này, Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
ĐIỀU 4: THANH TOÁN
1. Chi phí vận chuyển: …VNĐ, viết bằng chữ: ….;
2. Phương thức thanh toán: tiền mặt;
3. Bên A thanh toán trước cho bên B 50% phí vận chuyển ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực và thanh toán 50% phí còn lại sau khi hợp đồng vận chuyển hoàn tất;
4. Mọi trường hợp chậm thanh toán ngoại trừ trường hợp bất khả kháng đều được xem như từ chối thanh toán và Bên B có quyền khởi kiện Bên A trước pháp luật;
5. Các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển do Bên B chịu trách nhiệm hoặc theo thỏa thuận của hai bên.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM BÊN A
- Quyền của Bên A
– Yêu cầu bên B chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;
– Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;
– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm của Bên A
– Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;
– Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM BÊN B
- Quyền của Bên B
– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;
– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;
– Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;
– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;
– Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm của Bên B
– Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;
– Trả tài sản cho người có quyền nhận;
– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
– Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Mọi tranh chấp phát sinh trong phạm vi hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận;
2. Nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.
ĐIỀU 8: BỒI THƯỜNG
1. Một trong 2 bên có nghĩa vụ bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho bên còn lại, trừ các trường hợp bất khả kháng;
2. Mức bồi thường được xác định bằng mức thiệt hại trực tiếp về kinh tế và các tổn thất về tinh thần (không quá 8% tổng giá trị hợp đồng).
ĐIỀU 9: HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày bên cuối cùng ký và chấm dứt sau khi bên A hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho bên B;
2. Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B