Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam

Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

I. Khái quát chung về Điều ước quốc tế

1. Khái niệm

Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia thì điều ước quốc tế được xác định là “một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.

Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của Luật quốc tế (LQT), điều ước quốc tế (ĐƯQT) là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của LQT với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm LQT, để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

2. Đặc điểm của điều ước quốc tế

Với định nghĩa trên có thể hiểu điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế mang những đặc điểm sau:

– Chủ thể ký kết điều ước quốc tế chính là chủ thể của Luật Quốc tế như quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt

– Nội dung của điều ước quốc tế chính là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Nếu trong thỏa thuận quốc tế không chứa đựng các quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà chỉ biểu lộ các khuyên nghị hoặc thuần túy là các tuyên bố chính trị thì sẽ không phải là điều ước quốc tế.

– Hình thức tồn tại chủ yếu của điều ước quốc tế là dưới dạng văn bản với tên gọi theo sự thỏa thuận của các bên như: hiến chương, công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định thư,… Cơ cấu của điều ước quốc tế được chia thành các chương, điều khoản và được kết nối thành ba phần gồm: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần điều khoản cuối cùng. Một số điều ước quốc tế có thêm phần phụ lục.

– Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được điều chỉnh bằng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế và tuân thủ các nguyên tắc jus cogens của Luật Quốc tế. Ví dụ như Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế.[1]

Bài luận Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

3. Ý nghĩa, vai trò của điều ước quốc tế

Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế có ý nghĩa:

– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.

– Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể.

– Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.

– Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.

II. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

1. Các học thuyết về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nói chung và giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nói riêng, trong khoa học pháp lý quốc tế thường đề cập tới học thuyết, đó là Thuyết nhất nguyên (Moniste) và Thuyết nhị nguyên (Dualiste).

1.1. Thuyết nhất nguyên (Moniste)

Học thuyết nhất nguyên quan niệm pháp luật là một hệ thống thống nhất. Dựa trên cơ sở quan niệm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều có cùng một bản chất là pháp luật tự nhiên và giữa chúng chỉ có sự khác biệt về hình thức thể hiện, thuyết nhất nguyên luận cho rằng pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế không thể tồn tại trong sự mâu thuẫn xung đột với nhau mà chúng tồn tại với tư cách là hai bộ phận của một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận này tùy thuộc bộ phận kia[2]. Tuỳ theo vị trí ưu tiên của chúng, học thuyết này đưa ra hai khả năng xác định mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế  và pháp luật quốc gia: khả năng coi pháp luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn; và khả năng coi pháp luật của quốc gia có vị trí ưu tiên hơn.

1.2. Thuyết nhị nguyên (Dualiste)

Trái ngược với thuyết nhất nguyên, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, thuyết nhị nguyên cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập song song cùng tồn tại và giữa chúng không có mối quan hệ với nhau. Thuyết nhị nguyên xây dựng lập luận của mình trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về con đường hình thành, đối tượng điều chỉnh, chủ thể, thể thức áp dụng và thực thi. Học thuyết nhị nguyên lại được phân chia thành hai trường phái: trường phái nhị nguyên cực đoan và trường phái nhị nguyên dung hoà.

2. Cơ sở mối quan hệ điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Cơ sở mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

– Sự gắn bó chặt chẽ giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại – hai chức năng cơ bản của nhà nước: Mối quan hệ giữa hai chức năng của nhà nước xuất phát chủ yếu từ việc duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích dân tộc trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác. Để đảm bảo thực hiện cả hai chức năng này, nhà nước sử dụng rất nhiều công cụ, phương tiện trong đó có công cụ truyền thống là pháp luật, bao gồm cả hệ thống pháp luật trong nước và hệ thống pháp luật quốc tế mà chủ yếu là các điều ước quốc tế.

– Sự có mặt của nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng ĐƯQT. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo thực thi pháp luật trong cuộc sống. Trong quan hệ quốc tế, nhà nước là thực thể đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật quốc tế, cũng như các ĐƯQT.

Bài luận Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

– Sự thống nhất về chức năng của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia mà quốc gia là chủ thể.

+ ĐƯQT và pháp luật quốc gia đều là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và ký kết các điều ước quốc tế, nhà nước củng cố vai trò của mình trong việc đứng đầu và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ ĐƯQT và pháp luật quốc gia đều là công cụ cơ bản để nhà nước quản lý tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của đất nước trong nội bộ quốc gia cũng như quốc tế.

+ ĐƯQT và pháp luật quốc gia đều góp phần tạo dựng những quan hệ giữa các quốc gia. Pháp luật quốc gia tạo môi trường ổn định, thuận lợi để thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ quốc tế, các ĐƯQT là cơ sở pháp lý cho những quan hệ hợp tác đó, đồng thời bảo vệ quyển lợi và ghi nhận nghĩa vụ giữa các quốc gia.

Tóm lại, các cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia cho thấy sự tổn tại giữa các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một quốc gia bất kỳ cũng như một chủ thể nào khác của pháp luật quốc tế[3].

3. Nội dung của mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

3.1. Tác động của PLQG đối với ĐƯQT

   – PLQG ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của ĐƯQT. Trong quá trình xây dựng ĐƯQT, các quốc gia luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để gây ảnh hưởng đến ĐƯQT và bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất trong mối tương quan với lợi ích của các quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, sự hình thành cũng như nội dung các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế hoàn toàn tùy thuộc vào sự thương lượng giữa các quốc gia. Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia. Với ý nghĩa đó, pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi hoặc phát triển tiến bộ của PLQG đều thúc đẩy sự phát triển của ĐƯQT theo hướng tích cực.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã kéo theo sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các quốc gia trên trường quốc tế và đưa nền tảng pháp lí tiến bộ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô vào các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế. Ví dụ: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết là những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, lần đầu tiên được ghi nhận trong Sắc lệnh Hòa bình của Liên Xô năm 1917.

   – PLQG là bảo đảm pháp lí quan trọng để các ĐƯQT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. ĐƯQT chỉ quy định các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, thiện chí còn thực hiện theo cách thức nào là do PLQG tự quy định. Việc đảm bảo thực hiện này có thể thông qua nhiều cách thức như: quốc gia xác định rõ vai trò, vị trí, hiệu lực của ĐƯQT trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia hoặc tiến hành “nội luật hóa” các quy định trong ĐƯQT thông qua đó các quy phạm pháp luật trong ĐƯQT sẽ được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia…

3.2. Tác động của ĐƯQT đối với PLQG

   – ĐƯQT góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện PLQG. Trong quá trình tham gia vào các ĐƯQT, các quốc gia có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Do đó, quốc gia phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia sao cho các quy định của PLQG vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, vừa tương thích với nội dung của ĐƯQT. Chính vì vậy, những nội dung tiến bộ của ĐƯQT thể hiện thành tựu mới của khoa học pháp lí sẽ dần được truyền tải vào trong các văn bản PLQG, thúc đẩy sự phát triển của PLQG. Ví dụ: Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết là một trong những nguyên tắc cơ bản của LQT, được quy định trong các ĐƯQT đã tạo cơ sở pháp lí cho các dân tộc đấu tranh chống chế độ thực dân cũ và mới, tạo điều kiện xóa bỏ các quy định phản động trong PLQG của các nước thực dân về vấn đề thuộc địa.

   – ĐƯQT còn tạo điều kiện đảm bảo cho PLQG được thực hiện. Với xu thế quốc tế hóa mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, giao lưu quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều vấn đề đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề toàn cầu mà bản thân mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm quốc tế, giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân… đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế để giải quyết hiệu quả. Vì vậy, các quốc gia đã kí kết hàng loạt ĐƯQT để hợp tác giải quyết như Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ozon; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập tòa hình sự quốc tế ICC; Công ước Paris 1993 cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy chúng;… những quy phạm pháp luật quốc tế này sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm tương ứng của PLQG.

   Xét về hiệu lực, ĐƯQT và PLQG có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, khi có mâu thuẫn thì nội dung của ĐƯQT sẽ được ưu tiên áp dụng (trừ các quy định của Hiến pháp sẽ có cách giải quyết tùy theo pháp luật của quốc gia). Bởi lẽ, theo nguyên tắc Pacta sunt servanda, quốc gia phải xử sự phù hợp với các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình. Mặt khác, các quốc gia đều có lợi ích thì mới tham gia vào các ĐƯQT, do đó khi tham gia rồi thì phải viện dẫn quy định của ĐƯQT để đảm bảo bình đẳng giữa các quốc gia và quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

4. Nội dung mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

3.1. Tác động của PLQG đối với ĐƯQT

– PLQG ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của ĐƯQT

Trong quá trình thảo luận, đàm phán để xây dựng một ĐƯQT, các quốc gia đều cố gắng điều chỉnh nội dung các điều ước quốc tế sao cho có lợi và phù hợp nhất với pháp luật nước mình, mang tinh thần pháp luật quốc gia để đảm bảo lợi ích nhiều nhất có thể cho quốc gia, đồng thời không bỏ qua lợi ích của cộng đồng quốc tế. Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng cũng phải dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia.

Bài luận Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

Mọi sự thay đổi hoặc phát triển tiến bộ của PLQG đều thúc đẩy sự phát triển của ĐƯQT theo hướng tích cực. Thực tế đã chứng minh rất nhiều nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế có nguồn gốc từ pháp luật các quốc gia tiến bộ. Ví dụ: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết là những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, lần đầu tiên được ghi nhận trong Sắc lệnh Hòa bình của Liên Xô năm 1917.

– PLQG là bảo đảm pháp lí quan trọng để các ĐƯQT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

ĐƯQT chỉ quy định các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, thiện chí còn thực hiện theo cách thức nào là do PLQG tự quy định. Việc đảm bảo thực hiện này có thể thông qua nhiều cách thức như: quốc gia xác định rõ vai trò, vị trí, hiệu lực của ĐƯQT trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia hoặc tiến hành “nội luật hóa” các quy định trong ĐƯQT thông qua đó các quy phạm pháp luật trong ĐƯQT sẽ được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia…

3.2. Tác động của ĐƯQT đối với PLQG

– ĐƯQT góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện PLQG

Trong quá trình tham gia vào các ĐƯQT, các quốc gia có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Do đó, quốc gia phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia sao cho các quy định của PLQG vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, vừa tương thích với nội dung của ĐƯQT. Bên cạnh đó, với tính chất là những văn kiện pháp lý quốc tế, tổng hợp những tinh hoa của kỹ thuật lập pháp cũng như tư tưởng pháp luật tiến bộ, các ĐƯQT thực sự đã góp phần bổ sung đáng kể cho PLQG, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, nhằm hoàn thiện hệ thống nội luật với những qui phạm pháp luật tiên tiến, phù hợp với xu hưởng của thời đại hội nhập, đồng thời cũng là loại trừ những qui phạm, chế định thiếu tiến bộ, không còn phù hợp với tình hình pháp triển của thế giới hiện nay. Ví dụ: Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết là một trong những nguyên tắc cơ bản của LQT, được quy định trong các ĐƯQT đã tạo cơ sở pháp lí cho các dân tộc đấu tranh chống chế độ thực dân cũ và mới, tạo điều kiện xóa bỏ các quy định phản động trong PLQG của các nước thực dân về vấn đề thuộc địa.

– ĐƯQT tạo điều kiện đảm bảo cho PLQG được thực hiện

Với xu thế quốc tế hóa mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, giao lưu quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều vấn đề đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề toàn cầu mà bản thân mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm quốc tế, giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân… đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế để giải quyết hiệu quả. Vì vậy, các quốc gia đã kí kết hàng loạt ĐƯQT để hợp tác giải quyết như Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ozon; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập tòa hình sự quốc tế ICC; Công ước Paris 1993 cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy chúng;… những quy phạm pháp luật quốc tế này sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm tương ứng của PLQG.

Trong trường hợp không có sự hài hòa, hoặc xảy ra những xung đột giữa PLQG với ĐƯQT mà quốc gia là thành viên thì giải pháp chiếm ưu thế thường là việc các quốc gia thành viên ưu tiên áp dụng các ĐƯQT. Cơ sở thực tiễn này là khi các quốc gia tham gia vào ký kết các ĐƯQT thì đồng thời đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này. Cụ thể là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Sự “tận tâm”, “thiện chí” thực hiện ở việc sửa đổi, bổ sung PLQG hoặc ban hành những qui phạm pháp luật mới để phù hợp với các ĐƯQT đã ký kết. Đây chính là cơ hội để PLQG tiếp thu những thành tựu khoa học pháp lý quốc tế, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của PLQG.

III. Thực tiễn mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Việt Nam.

Kể từ khi ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về điều ước quốc tế. Kể từ hiệp định sơ bộ mà Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký kết với Pháp (Hiệp định sơ bộ ngày 6/03/1946), cho đến nay Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hàng nghìn điều ước quốc tế. Có những điều ước gắn liền với sự kiện trọng đại trong lịch sử của đất nước đó là Hiệp định Giơ ne vơ năm 1945 về đình chiến và lập lại hòa bình ở Đông Dương, Hiệp định Paris năm 1973… Thực tế 60 năm qua đã chứng minh công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng về mặt nhận thức, lý luận và thực tiễn…

1. Qui định của Hiến pháp về quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất và là đạo luật quan trọng nhất của một quốc gia. Với mục tiêu xây dựng một bản Hiến pháp của thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước nên các nội dung quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của Nhà nước ta về quyền con người, bảo vệ hoà bình an ninh khu vực và thế giới, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, đã được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 12, 70, 88, 96, 98. Hiến pháp 2013 đã có nhiều quy định tiến bộ, chú trọng hơn mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia:

– Hiến pháp đã hiến địnhviệc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và các ĐƯQT mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên (quy định cụ thể tại Điều 12).

– Hiến pháp đã quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn phê chuẩn, gia nhập và chấm dứt hiệu lực ĐƯQT của Quốc hội. Đồng thời, xác định rõ các loại ĐƯQT mà Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn; quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực là các điều ước có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa XHCN Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các ĐƯQT về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các ĐƯQT trái với luật, nghị quyết của Quốc hội (quy định tại khoản 14 Điều 70).

– Hiến pháp đã quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn đàm phán, ký, gia nhập và chấm dứt hiệu lực ĐƯQT của Chủ tịch nước, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước liên quan đến ĐƯQT được quy định tại khoản 6 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn, luật pháp và thông lệ quốc tế hơn Hiến pháp năm 1992.

– Hiến pháp năm đã bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ đối với các hoạt động đàm phán, ký, gia nhập và thực hiện ĐƯQT,các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT tại khoản 7 Điều 96 Hiến pháp năm 2013 là khoa học và hợp lý hơn so với các quy định tại Điều 112 khoản 8 Hiến pháp năm 1992

2. Quy định của các văn bản pháp luật về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Cùng với Hiến pháp, trong vòng gần 3 thập kỷ trở lại đây Việt Nam đã thông qua hai pháp lệnh quan trọng trong lĩnh vực điều ước quốc tế là Pháp lệnh 1988 và pháp lệnh 1998 về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Ngoài ra việc ký kết và thực hiện điều ươc quốc tế. Ngoài ra việc ký kết điều ươc quốc tế còn được viện dẫn đến Nghị định 161 ngày 18/10/1999 và qui định tại các văn bản luật liên quan như Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật dân sự 1995 ….Tất cả các qui định trên đã tạo thành khung pháp luật quốc gia về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam.

Kể từ khi Pháp lệnh năm 1998 được ban hành, Việt Nam đã ký kết và gia nhập nhiều điều ước quốc tế. Tuy vậy sau hơn 5 năm thực hiện pháp lệnh năm 1998 và Nghị định 161, thực tế đã phát sinh nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi cần phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc pháp điển hóa các qui định hiện hành và nâng hình thức văn bản điều chỉnh công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Chính vì vậy ngày 14,6.2005, Quốc hội đã thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ươc quốc tế (sau đây gọi là Luật điêu ước quốc tế năm 2005). Theo đó Luật điều ước quốc tế năm 2005 cũng qui định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề.

Bài luận Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

Theo Điều 6 khoản 3 Luật điều ước quốc tế 2005, để điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam có thể phải nội luật hóa để thi hành hoặc có thể được áp dụng trực tiếp nếu qui định của nó cụ thể, rõ ràng. Trong trường hợp không thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần của điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế tức là phải nội luật hóa để thực hiện.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cũng như tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau có thể nhận thấy rằng ở cả góc độ lý luận và thực tiễn Việt Nam về vấn đề điều ước quốc tế và chuyển hóa điều ước quốc tế trong thời gian hiện nay cho thấy Việt Nam về cơ bản vẫn giữ quan điểm điều ước quốc và chuyển hóa theo học thuyết luậ quốc tế truyền thống của các nước xã hội chủ nghĩa tuy đã có những điểm mới nhất định về mặt lý luận. Điểm mới đó trươc tiên là Luật điều ước quốc tế cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế trong một số trường hợp cụ thể. Vấn đề áp dụng trực tiếp này đã gây tranh luận về quan điểm trong xử lý vấn đề quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế. Quan điểm áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế kết hợp với nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế có thể thấy Việt Nam đang nghiêng về thuyết nhất nguyên. Tuy nhiên, ý kiến đó cần tiếp tục được xem xét qua thực tiễn thi hành luật điều ước quốc tế năm 2005 và việc xem xét các qui định trong Luật điều ước quốc tế được thông qua tại kỳ họp thứ 11 – Khóa XIII của Quốc hội với 92,14% đại biểu tán thành.[4]

3. Một số kết quả Việt Nam đạt được trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Việt Nam

Sau sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế và sự ra đời của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, hoạt động ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế của nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Có thể thấy Việt Nam ban hành một đạo luật riêng trong hệ thông pháp luật nước minh về vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã tạo tiền đề cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này được thực hiện một cách thống nhất, thuận lợi và có giá trị pháp lý cao, tiêu biểu nhất là việc ký kết văn kiện gia nhập WTO và việc ký kết, phê chuẩn Hiến chương ASEAN của Việt Nam, đàm phán ký kết Hiệp định TPP,…. Điều đó phản ánh dấu hiệu tích cực trong nỗ lực hợp tác quốc tế đa phương của nước ta trong những năm gần đây, tạo đà cần thiết cho việc đẩy nhanh tiến trình hôi nhập. Đồng thời cũng thể hiện pháp điển cao của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế so với một số nước tuy đã tham gia sâu rộng vào hợp tác quốc tế…đặc biệt là việc thông qua Luật điều ước quốc tế tại kỳ họp quốc hội thứ 11 – khóa XIII gần đây là một minh chứng điển hình…[5]


[1]TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, TS. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội – 2012

[2]Lê Thị Mai Anh, Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2011, trang 15,16

[3]Lê Thị Mai Anh, Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2011, trang 22,23

[4]http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1142

[5]http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1142

Bài luận Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com