Truyền thông quốc tế – Đặc điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam, xu thế nghiên cứu

Truyền thông quốc tế, một vài nét lý luận về Đặc điểm, chính sách, xu thế nghiên cứu. Bài tiểu luận nhằm mục đích nghiên cứu về 3 vấn đề chính: 

  • Truyền thông quốc tế giai đoạn Chiến tranh Lạnh đến nay; 
  • Chính sách truyền thông đối ngoại của Việt Nam: 
  • Xu thế nghiên cứu Truyền thông quốc tế như một ngành khoa học. 

Trong thế kỷ XXI, hoạt động thông tin không giới hạn trong khuôn khổ quốc gia dân tộc mà được trao đổi một cách có tổ chức giữa các quốc gia. 

Truyền thông quốc tế như một dòng chảy độc lập và diễn ra trong bối cảnh kiểm soát nghiêm ngặt hơn truyền thông nội bộ. Thời kỳ đối đầu gay cấn nhất, truyền thông quốc tế không biến mất mà ngược lại còn phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời là một lực lượng trung tâm, ngay cả khi nó không xuất hiện trong một hình thức trực tiếp. Ví dụ, tác động của phim ảnh hay văn hóa đại chúng. 

Nhận thức đúng về TTQT, có một chiến lược phát triển bài bản về TTQT sẽ đưa TTQT trở thành lĩnh vực hữu hiệu để trao đổi thông tin giữa các quốc gia, dân tộc, văn hóa hoặc các nhóm người, các cộng đồng, kể cả ở cấp quốc tế và ở cấp độ trong nước. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng và to lớn trong quá trình xây dựng đất nước và tạo ra bản sắc văn hóa riêng biệt. Với phần lớn các vấn đề trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, kiểm soát vũ khí và chi tiêu quân sự, các vấn đề địa chính trị, chính sách đối ngoại,.. thì thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, vì vậy TTQT càng đáng được lưu tâm và coi trọng. 

Để có những bước tiến mới trong việc lý giải các vấn đề đặt ra, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết để có những cơ sở khoa học hơn nữa trong ngành truyền thông quốc tế. 

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TỪ GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH LẠNH CHO ĐẾN NAY 

1. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh : 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt; Nhật Bản đầu hàng và chịu kiểm soát quốc tế về quân sự; Ý được kiến tạo lại nhà nước và thể chế dân chủ. 

Trong khi đó, Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế1. Tuyên truyền thông qua truyền thông trong Chiến tranh lạnh đã được ưu tiên đến mức tối đa với ba lý do chính2

Thứ nhất, truyền thông là các kênh không chỉ truyền tải thông tin, mà còn nhân rộng các ý tưởng, hình mẫu thông qua nhiều mô hình và hình thức khác nhau. Nói cách khác, tuyên truyền là một vectơ mang ý thức hệ, thuyết phục bằng ý tưởng, phi bạo lực, song cũng hiệu quả như thuyết phục bằng vũ lực; – Thứ hai, thông tin mang tính phi vật chất và dễ thẩm thấu, hòa lẫn, không biết đến biên giới và giới hạn, có thể len lỏi khắp nơi cả về phạm vi địa lý lẫn xã hội, giữa các tầng lớp công chúng, từ nước này qua nước kia mà khó có khả năng ngăn chặn; 

Thứ ba, thông qua các chương trình truyền thông, nhất là các chương trình trên đài phát thanh có tính chất giải trí, các quốc gia dễ che đậy mục đích tuyên truyền, gây ảnh hưởng đến công chúng nước ngoài. 

Bước vào Chiến tranh lạnh, cả hai siêu cường đều tin vào mô hình xã hội và hệ tư tưởng mà mình theo đuổi và quyết tâm giành thắng lợi. Nhưng, triết lý tuyên truyền được lựa chọn không giống nhau. Mỹ xây dựng tuyên truyền thành khoa học, Liên Xô sử dụng tuyên truyền như một nghệ thuật. Nhìn chung, một trật tự thế giới đã được hình thành sau thế chiến II, đó là trật tự thế giới của Chiến tranh Lạnh với hai hệ quan điểm: – Chủ nghĩa cộng sản; 

– Chủ nghĩa tư bản 

Tuyên truyền của Liên Xô : 

Trong những năm tháng của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thành lập Ủy ban Thông tin Cộng sản nhằm tổ chức tuyên truyền trên toàn thế giới. 

TASS (Telegraphone Agenstvo Sovietskovo Saiutza) là nguồn tin chính của cả khối Đông Âu và cả những nước thuộc thế giới thứ ba lúc bấy giờ. 

Trọng tâm của chính sách tuyên truyền Xô Viết đưa ra là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc. Đối tượng tuyên truyền là quần chúng nhân dân thuộc các nước thuộc địa cũ thuộc thế giới thứ ba và tầng lớp nhân dân lao động tại các nước tư bản phát triển. 

Đến cuối những năm 1960, Đài phát thanh Moscow vẫn là đài phát quốc tế lớn nhất thế giới với lượng phát sóng và phổ bao phủ lớn gấp nhiều lần so với Hoa Kỳ. Nếu so sánh thời lượng phát sóng ra bên ngoài của nước Mỹ thì cũng gần như tương đương ( 3 đài chính VOA, Radio Liberty, Radio Free Europe ) tăng từ 497 giờ/ tuần lên đến 2060 giờ/ tuần kể từ 1950 – 1973. 

Phê phán “ chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 3 thế giới về phát thanh hải ngoại, tuyên truyền chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông. 

Tuy nhiên, bất chấp mạng lưới truyền thông của Liên Xô có hùng mạnh đến đâu thì các đài phát và trụ sở báo chí ( lấy tin ) lại rất hiếm khi đặt ở nước ngoài – trừ Habana Radio ( Cuba ). Bởi vậy, Liên Xô thường gặp vấn đề bị nhiễu sóng và phá sóng; trong khi đó lại không thường xuyên xảy ra đối với hệ thống radio của phương Tây. 

Tuyên truyền của Hoa Kỳ: 

VOA là một bộ phận không thể tách rời của nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ II và suốt cả thời gian chiến tranh lạnh. VOA, RL, RFE và American Forces Network (AFN) đều do nhà nước tài trợ nhưng VOA là cơ quan ngôn luận chính thức của Hoa Kỳ và có trách nhiệm về phát ngôn, sử dụng quan điểm của ban biên tập của đài ,trong khi BBC World Service sử dụng các nguồn và các quan điểm bình luận khác nhau. Do đó, giới phân tích cho rằng, quan điểm hạn hẹp và không thật đáng tin cậy với tư cách là một thực thể truyền thông quốc tế. 

Cuộc vận động của VOA ủng hộ Tổng thống Truman sau sự kiện chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đã làm tăng nhu cầu sử dụng radio với tư cách công cụ tuyên truyền ( ở Mỹ ). Đây là cuộc tập dượt về phương tiện truyền thông radio lớn nhất với hàng triệu cuộc phỏng vấn trực tiếp lên sóng để nước Mỹ thử nghiệm nhân rộng các cuộc xung đột kế tiếp diễn ra ở châu Phi, châu Á và Mỹ La tinh. 

Năm 1951, Tổng thống Truman xây dựng hẳn một Ban Tâm lý chiến trực thuộc Uỷ ban An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhằm thiết kế các chương trình và tư vấn cho các hoạt động tuyên truyền quốc tế chống cộng sản. 

VOA điều phối mạng truyền thông toàn cầu của Hoa Kỳ, nó có các trạm phát thanh ở khắp nơi để tuyên truyền ý tưởng về cái gọi là “ lối sống Mỹ” cho thính giả quốc tế. Những trạm chính yếu của mạng lưới này chịu sự kiểm soát của Washington ( trạm ở Bangkok là cho khu vực Đông Nam Á; trạm Poro và Tinnang ở Philippines là cho khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á; trạm Colombo cho khu vực Nam Á; Tangier ở Morocco cho khu vực Bắc Phi; trạm Rhodes ở Hy Lạp là cho khu vực Trung Đông ..), các trạm tương tự như vậy mọc lên như nấm và chúng thực thi một chiến lược tuyên truyền toàn cầu của Mỹ. Việc đặt các trạm phát thanh sao cho sóng mạnh và không bị nhiễu, do đó thường nằm sát khu vực đối tượng tuyên truyền. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể là những đài phát chuyển tiếp hoặc bí mật. 

Tranh giành ảnh hưởng đối với thế giới thứ ba: 

Một cuộc chiến chính yêu khác nhằm chinh phục “trái tim và khối óc” của nhân dân trong thời kỳ chiến tranh lạnh diễn ra ở địa bàn thuộc thế giới thứ ba, nơi xuất hiện hàng loạt quốc gia thoát khỏi chế độ thuộc địa. Khi đó, Liên Xô đã nhận thức được rằng, bản chất của phong trào thuộc địa là phản kháng và chống lại phương Tây, đó cũng chính là cơ hội tốt để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. 

Nhằm tranh giành ảnh hưởng với làn sóng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô, các đài Mỹ, Pháp.. cũng phủ sóng mạnh mẽ ở khu vực châu Phi và Trung Đông. Đáng chú ý là cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã làm cho Mỹ đầu tư đáng kể vào mạng lưới phát thanh ở Đông Nam Á với các trụ sở đặt tại Thái Lan, Philippines 

Với nguồn cung cấp năng lượng – dầu mỏ cho nền kinh tế thế giới; thêm vào đó, các chế độ chính trị ở khu vực này có xu hướng tôn giáo và bảo thủ nên khu vực Trung Đông cũng rất được phương Tây quan tâm trong thời kì chiến tranh lạnh. Ở khu vực Mỹ Latinh, Mỹ cũng tăng cường mạng lưới tuyên truyền qua sóng phát thanh sau cuộc cách mạng vô sản Cuba năm 1959, nhằm ngăn chặn làn sóng ý thức hệ cộng sản lan tỏa ở khu vực này. 

Tuy nhiên, các nước phương Tây không chỉ hướng tuyên truyền vào mục tiêu ý thức hệ mà còn quan tâm đến các mục tiêu khác như kinh tế và văn hóa. Các đài phát thanh phương Tây cũng đưa được một lượng thông tin lớn và phong phú trên nhiều lĩnh vực cho dân chúng thuộc thế giới thứ ba. 

Nhu cầu về một trật tự truyền thông quốc tế mới : 

Trước sự tranh giành ảnh hưởng của hai luồng ý thức hệ, các nước thuộc thế giới thứ ba đã lựa chọn thái độ trung lập để tranh thủ phát triển và phong trào Không liên kết (NAM) đã ra đời. Việc hình thành khối các nước không liên kết này đã làm chuyển dịch đáng kể chiến lược truyền thông quốc tế. Bản đồ truyền 7

thông quốc tế đang từ lưỡng cực “Đông – Tây” bắt đầu có xu hướng chuyển thành phân hoá theo tuyến “Bắc – Nam” 

Giai đoạn này đã xuất hiện thuật ngữ mới được thảo luận rộng rãi trong giới truyền thông quốc tế: “Trật tự thế giới mới về thông tin và truyền thông” – NWICO/ New World Information and Communication Order). 

Mốc đánh dấu về trật tự mới này là hội nghị 1975 ở Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu với khẩu hiệu “tự do hơn nữa thông tin và phát tán rộng rãi tất cả các loại tin tức”. 

Theo quan điểm của “trật tự mới” này thì “trật tự cũ” đang tạo ra sự bất bình đẳng trong phát triển. Trật tự thông tin cũ hàm chứa mô hình phụ thuộc rất rõ rệt đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước đang phát triển. Nhìn chung, nhu cầu về một trật tự thông tin mới là hết sức cấp thiết và rõ ràng. Nó được thể hiện ở những điểm chính yếu sau: 

i. Sự mất cân bằng về việc sở hữu công nghệ thông tin cũng như sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, quân sự 

ii. Cấu trúc phụ thuộc của cái sau này vào cái đầu tiên được tạo nên bởi xã hội giàu thông tin có được vị thế và quy định các xã hội nghèo thông tin. 

iii. Quá trình lan tỏa thông tin trên toàn cầu không đi theo cấu trúc chiều ngang và các công ty xuyên quốc gia của phương Tây nắm giữ luật lệ các cuộc chơi. 

iv. Thông tin được các phương tiện truyền thông xuyên quốc gia xem như một loại “hàng hóa” và sức mạnh cho phép chúng thiết lập các luật lệ thị trường trên toàn cầu. 

v. Trật tự thông tin hiện hành là một bộ phận không tách rời của hệ thống ứng xử bất bình đẳng quốc tế – một thứ biến thái của chủ nghĩa thực dân mới. 

Như vậy, các tổ hợp truyền thông quốc tế lớn được trang bị thông tin một cách tự động. Ngoài ra, khi thông tin được phương Tây đưa ra thế giới thì nó đã bị thiết định, cắt gọt và chỉnh sửa theo cách nhìn nhận của các tổ hợp truyền thông quốc tế mà không phải quan điểm của chính nước cung cấp thông tin. 

Nhu cầu về một trật tự thông tin quốc tế mới (NWICO) được đặt ra và trở nên mãnh liệt vào những năm 1973-1976. UNESCO đã phải ra tuyên bố năm 1978 về truyền thông đại chúng. Cuối năm đó, Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua nghị quyết về NWICO. 

Hệ quả là năm 1977, một Ủy ban nghiên cứu về các vấn đề truyền thông của LHQ đã được thành lập – The MacBride Commission. Năm 1980, Ủy ban này đưa ra 82 khuyến nghị, đáng chú ý là “dân chủ hóa truyền thông” và cũng đưa ra đề nghị: Phải có sự hiện diện của các đại biểu đến từ những giai tầng khác nhau trong xã hội và cơ cấu quản lí truyền thông. 

MacBride Commission cho rằng, tự do thông tin chỉ có đối với những “kẻ mạnh” trong hệ thống truyền thông thế giới, bên cạnh đó cũng chỉ ra rằng, lợi dụng chính sách mở cửa và tự do thông tin, một số tập đoàn và quốc gia đã làm xói mòn sự ổn định xã hội, vi phạm đến chủ quyền và an ninh của các quốc gia khác, quấy rối sự phát triển của quốc gia đó.. 

Với tư cách là những văn bản quốc tế đầu tiên đưa ra cái nhìn toàn diện về những vấn đề của truyền thông quốc tế tuy nhiên các hãng truyền thông lớn như The World Press Freedom Committee, AP, UPI, American Newspaper Publishers Association… đã bày tỏ thái độ không đồng tình trước thái độ chống tư nhân hóa các phương tiện truyền thông và những cáo buộc liên quan đến hiệu ứng tiêu cực của quảng cáo đối với xã hội được nêu ra trong các tài liệu của MacBride Commission. 

Dựa trên các tài liệu này, UNESCO đã tổ chức một hội nghị toàn thể ở Belgrade năm 1980 và thông qua một nghị quyết về “một trật tự truyền thông quốc tế mới” với những nội dung cơ bản sau: 

– Xóa bỏ tình trạng mất cân đối và bất công về thông tin hiện nay; – Xóa bỏ những hiệu ứng tiêu cực do một số dạng độc quyền thông tin gây ra; 

– Dỡ bỏ những rào cản bên trong và bên ngoài đối với quá trình tự do hóa và phát tán ác dòng chảy thông tin và tư tưởng mang tính đối xứng; – Đa nguyên hóa các nguồn và các kênh thông tin; 

– Tự do in ấn và thông tin; 

– Quyền tự do cho các phóng viên và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông; 

– Thúc đẩy năng lượng truyền thông của các nước phát triển bằng cách tạo thực trạng của họ thông qua việc cung ứng thiết bị, đào tạo nhân sự, nâng cấp hạ tầng, thiết kế thông tin phù hợp với nhu cầu tâm lý; 

– Các nước phát triển cần phải tỏ rõ thiện chí trong việc giúp đỡ thực hiện các mục tiêu trên; 

– Tôn trọng tất cả các đặc thù văn hóa và quyền của các dân tộc trong việc thông tin cho thế giới biết về lợi ích, nguyện vọng và các giá trị văn hóa cũng như xã hội của họ; 

– Tôn trọng quyền của tất cả mọi người tham dự vào quá trình trao đổi thông tin quốc tế trên cơ sở bình đẳng, công bằng và cùng có lợi; – Tôn trọng các quyền của công chúng, các nhóm sắc tộc, xã hội cũng như các cá nhân trong việc tiếp cận các nguồn tin và tham dự tích cực vào quá trình truyền thông. 

Bất đồng quan điểm : 

Các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ coi trật tự thông tin và truyền thông mới là mang “hơi hướng Xô Viết” vì nó thúc đẩy các nước thuộc thế giới thứ ba, kiểm soát truyền thông đại chúng thông qua hệ thống giám sát của nhà nước. Những nước này cho rằng, về lý thuyết, quan điểm của NIWCO là hoàn toàn đi ngược các giá trị tự do của phương Tây và nguyên tắc “dòng chảy tự do thông tin” đã được đề ra trước đó ; NIWCO cũng đã tạo điều kiện cho những kẻ độc tài ở các nước thuộc thế giới thứ ba cái cớ bóp nghẹt tự do truyền thông, đưa ra các hệ thống kiểm duyệt và ngăn chặn các phóng viên nước ngoài bằng các khẩu hiệu như “quyền tự quyết văn hóa”, “chống chủ nghĩa đế quốc truyền thông”.. 

Các thể chế thông tin của phương Tây đã mạnh mẽ đấu tranh chống lại bất cứ sự đổi thay nào trong trật tự thông tin toàn cầu. Điều mà các quốc gia độc tài ở thế giới thứ ba đã không cho phép giới truyền thông thực hiện vì lý do chính trị. 

Sự đổ vỡ của NWICO : 

Những năm 1979 đến cuối những năm 1980 có nhiều biến động lớn trên trường quốc tế: cách mạng Hồi giáo (1979) ở Trung Đông; Nga can thiệp vào Afghanistan.. Tổng thống Hoa Kỳ ở giai đoạn này – Ronald Reagan đưa ra quan điểm về giai đoạn mới của Chiến tranh Lạnh. Đây cũng là thời kì các chính sách của các cường quốc tư bản chủ nghĩa đối với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba bây giờ đã chuyển hướng sang trao đổi và khuyến khích thương mại thuộc khu vực tư nhân thay vì viện trợ hay can thiệp quân sự để thúc đẩy phát triển. 

Trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, Mỹ tỏ thái độ dứt khoát phản đối NWICO, MacBride Commission và UNESCO nói chung về những chính sách và đường lối mà các thể chế quốc tế này theo đuổi. Luận điểm mà Mỹ đưa ra là MacBride Commission đã trao quyền và tạo điều kiện để các chính phủ của các nước đang phát triển có cớ kiểm soát chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Xu hướng giải điều tiết kinh tế và tư nhân hóa đối với truyền thông nói riêng và với kinh tế nói chung đã thể hiện rất rõ trong chính sách của các phe bảo thủ cầm quyền tại hai cường quốc là Mỹ và Anh. Đến lượt mình, những xu hướng này đã tác động mạnh đến chiều hướng phát triển của truyền thông quốc tế trong giai đoạn những năm 1980. Luận thuyết “các dòng chảy thông tin tự do” lúc này đã được gắn kết chặt chẽ với luận thuyết “thị trường tự do”. 

Đặc biệt, Tổng thống Reagan đã rất chú trọng đến sức mạnh chính trị của truyền thông, khi nêu ra những bài học kinh nghiệm của nước Mỹ về tuyên truyền trong những năm 1950; từ đó nhấn mạnh tính chất công cụ của truyền thông và thể hiện rõ ý định sử dụng truyền thông để truyền bá tư tưởng Mỹ trên khắp thế giới, đồng thời chống lại ý thức hệ của Liên Xô. 

Theo cách đó, ngoại giao công chúng đã được Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ và rõ rệt chính là ở giai đoạn này. Ủy ban Thông tin quốc tế (IIC) của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch để hỗ trợ các hành động quốc tế của Mỹ gắn với mục tiêu an ninh. Hàng loạt các dự án và chương trình truyền thông của IIC đã ra đời vào giai đoạn này. 

2. Giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay: 

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, hai năm sau đó là sự tan rã của Đế chế Xô viết, kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến trah Lạnh đã đi đến hồi kết thúc. Bức tranh chính trị thế giới đã đổi thay đáng kể. 

Năm 1989, Truyền hình đã có một ảnh hưởng rất đáng kể đối với sự sụp đổ chính trị ở các nước Đông Âu. Với chủ nghĩa tư bản, văn hóa cùng ý thức hệ của nó đã lan tỏa một cách khá hòa bình ở các nước này. 

Tháng 8 năm 1991, một sự kiện ở Moscow đã làm chấn động dư luận quốc tế vì nó đã đem lại cho các khán thính giả trên thế giới chứng kiến những thời khắc quan trọng nhất trong sự biến động chính trị, không chỉ có ý nghĩa với Liên Xô mà còn với cả sự tiến triển của nền chính trị thế giới – kết thúc chiến tranh Lạnh với sự sụp đổ của Đế chế Xô viết. Từ sau thời điểm này, giới truyền thông của khối Đông Âu đã bước vào kỷ nguyên của tự do thông tin và thị trường truyền thông. 

Trật tự lưỡng cực trên thế giới biến mất – chỉ còn lại một cực chiến thắng (Hoa Kỳ và các đồng minh), do đó cuộc chiến tuyên truyền trên mạng truyền thông quốc tế giữa hai cực cũng đã đi đến hồi kết – tuy nhiên những gì còn lại của hiện thực ấy là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong truyền thông quốc tế. 

Trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến, các đài phát thanh của phương Tây ở châu Âu đã làm việc với công suất như chưa từng bao giờ có trước đó. Hòa đồng với sự tích cực của mạng truyền thông phương Tây là sự mở cửa hệ thống truyền thông nội địa các nước Đông Âu với sự nới lỏng kiểm duyệt của nhà nước đối với tự do ngôn luận. 

Bên cạnh những biến cố và chính sách chính trị, một nguyên nhân khác nữa thúc đẩy sự phát triển của truyền thông quốc tế ở giai đoạn này là sự phát minh và ứng dụng hệ thống truyền tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh (DBS); cáp quang; kỹ thuật thông tin số và máy tính. 

Hai đặc điểm cơ bản của truyền thông quốc tế ở giai đoạn này là: Tư nhân hóa – định hướng theo thị trường; và hình thành nên một hạ tầng kỹ thuật cho truyền thông toàn cầu. 

Truyền thông quốc tế phát triển theo hướng tư nhân hóa và được dẫn dắt bởi thị trường hơn là bởi ý chí của các nhà nước . 

Những năm 1990 đã xuất hiện những thay đổi nền tảng trên trường chính trị quốc tế, những thay đổi ấy dẫn đến việc hình thành nên một hệ thống thể chế thương mại quốc tế định hướng cơ sở thị trường. Tình thế đó đã có ảnh hưởng mạnh đến truyền thông quốc tế. 

Truyền thông đang bước từ nhãn quan chính sách “lấy nhà nước làm trung tâm” sang nhãn quan “lấy thị trường làm định hướng”. Theo đó, không phải nhà nước kiểm soát và định hướng truyền thông theo các mục tiêu của nhà nước, trái lại, chính thị trường dẫn dắt định hướng phát triển của cái sau này theo các quy luật khách quan của nó ( chẳng hạn về lợi nhuận, chênh lệch giá cả, cung cầu..) 

Quan điểm này được chấp nhận và thực hiện trước hết là ở các cường quốc, thứ nữa là các thể chế quốc tế đa phương (UNESCO, ITU..). Tuy nhiên, đối với các nước độc tài, các nước kém phát triển, quá trình đó diễn ra khá chậm trễ và đôi khi còn bị cố tình ngưng trệ bởi những lý do chính trị. 

Việc nghiên cứu truyền thông từ giác độ nhà nước dưới hình thái “thông tin đối ngoại” của nước này đối với nước khác (quan hệ chính phủ – chính phủ) vốn rất phổ biến và mang tính truyền thống trước đó, mà ở đó các siêu cường thông tin dần bị thay thế bởi các nghiên cứu về những mạng truyền thông quốc tế ở cấp độ khu vực và toàn cầu, trong đó vai trò của nhà nước chỉ là một trong những tác nhân bên cạnh các tác nhân phi nhà nước như công ty, tổ chức phi chính phủ, các mạng xã hội, thậm chí là Netizen. 

Xu hướng hình thành nên một hạ tầng kỹ thuật cho truyền thông toàn cầu 

Bên cạnh quá trình giải điều tiết và tư nhân hóa, truyền thông cũng bị ảnh hưởng lớn lao đến từ các phát minh khoa học và công nghệ, đặc biệt là quá trình vi tính hóa và công nghệ số. Các tác nhân này đã hình thành nên hệ thống truyền thông vệ tinh. 

Có thể nói, chính nhờ sự tồn tại của một hạ tầng kỹ thuật là hệ thống vệ tinh, truyền thông đang được toàn cầu hóa, vì vậy, ý niệm về truyền thông quốc tế với tư cách là một hiện thực độc lập mới trở nên rõ ràng. 

Thông tin dưới hình thái số hóa thông tin qua các phương tiện truyền thông đến với hệ thống vệ tinh và từ đó phát tán khắp bề mặt trái đất. Đây thật là một cuộc cách mạng về truyền thông mà lịch sử trước đó chưa từng chứng kiến. 

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận hạ tầng của truyền thông quốc tế hiện nay từ hai giác độ: “phần cứng” và “phần mềm”. Liên quan đến “phần cứng”, hệ thống này được cấu từ : 

– Mạng vệ tinh toàn cầu; 

– Mạng Internet với nền tảng do Mỹ phát triển và xây dựng;

– Hệ thống các đường truyền, thiết bị công nghệ đi kèm;

– Các chủ thể truyền thông; 

Trong khi đó, “phần mềm” bao gồm: 

– Các luật lệ truyền thông quốc tế ( công ước, hiệp định,..) – Các trình điều khiển chạy trên thiết bị truyền thông; 

– Các dòng thông tin; 

– Văn hóa của các chủ thể tham dự quá trình truyền thông; – Ngôn ngữ giao tiếp; 

– Năng lực kết nối, chia sẻ, phân tích ,.. của cả hai bên 

Truyền thông quốc tế được hình dung như một hiện thực độc lập tương đối trong quan hệ với các chủ thể là nhà nước thì : Quá trình xây dựng phần cứng và phần mềm của truyền thông quốc tế hiện nay diễn ra như thế nào? Ai là người đóng góp và ai có lợi nhất? là những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu về truyền thông quốc tế hiện nay đang hướng đến giải đáp. 

CHƯƠNG II : CHÍNH SÁCH THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 

1. Quá trình ra đời và phát triển của chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam: 

Chiến lược thông tin đối ngoại Việt Nam là một phần quan trọng trong đường lối đối ngoại của nước ta những năm đổi mới. Sự nhận thức đúng đắn và kịp thời của Đảng về việc cung cấp thông tin đối ngoại đã thực sự là nền tảng để định hướng các hoạt động trong lĩnh vực này. 

Đảng và Chính phủ ta có ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác thông tin đối ngoại như: chỉ thị số 11/CT-TW về “đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, Thông báo số 188/TB-TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới , Nghị quyết ĐH IX của Đảng (2001) tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác TTĐN,… Văn bản đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta là Chỉ thị số 11/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (1992) về “đổi mới và tăng cường” công tác thông tin đối ngoại. Xét về nguyên nhân khách quan, thời điểm đầu những năm 1990 là thời điểm bất lợi cho chế độ xã hội chủ nghĩa vì một loạt mô hình XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ dẫn đến phong trào cộng sản, thoái trào, tạo điều kiện cho các lực lượng thù địch chế độ XHCN đẩy mạnh các hoạt động thông tin liên lạc, lừa bịp nhằm chống phá3. Đây là thời điểm vô cùng cần thiết để ta tiến hành thông tin đối ngoại về bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN. Dù con đường tiến tới CNXH có nhiều khó khăn, thử thách nhưng chúng ta sẽ chứng minh với thế giới rằng Việt Nam đang bắt đầu công cuộc đổi mới và không lùi bước trước bất cứ thử thách nào. 

Ngoài ra đây cũng là lúc chúng ta cần củng cố và xây dựng niềm tin, sự đoàn kết, đồng lòng và ủng hộ trong nhân dân ta đối với sự nghiệp Đổi mới và con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn để không một lực lượng thù địch nào có thể làm chia rẽ sự đoàn kết nội bộ ấy. 

Sau hai cuộc chiến tranh dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã và đang bắt đầu công cuộc đổi mới trong thập kỉ đầu những năm 1990, Việt Nam không chỉ muốn các nước biết đến hình ảnh Việt Nam với tình thần dung cảm , ý chí kiên cường mà còn ở những khía cạnh khác như sự say mê, cần cù, sáng tạo… trong lao động, sự yêu thương và tinh thần đoàn kết của đồng bào, một Việt Nam thời kỳ đổi mới của sự năng động, của ý chí vươn lên, sẵn sàng cho hội nhập… 

Về những nguyên nhân chủ quan thì chúng ta chưa có sự chỉ đạo thống nhất, sắc bén, kịp thời về công tác TTĐN cũng như không có chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN trong khi phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu thốn. Rõ ràng là, công tác TTĐN của Việt Nam vẫn ở tình trạng yếu kém kéo dài cả về lực lượng, nội dung, hình thức thông tin. 

Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “tang cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN” ra đời sau khi công tác TTĐN đã đạt được một số kết quả khả quan , Nhà nước đã dành ngân sách thích đáng cho TTĐN, đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thông tin viễn thông và kết nối mạng Internet, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất tăng cường, nhận thức của các cấp, các ngành có bước chuyển mới4. Điều này thể hiện sự phù hợp với xu thế vận dụng nguồn sức mạnh mềm trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa của thế giới nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, công tác TTĐN của ta vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại hội nhập hiện nay nên cần phải “đẩy mạnh” hơn nữa quá trình này. 

Đến Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý gồm 3 chương, 13 điều đã quy định và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể hơn cho các bộ ngành liên quan. Một điểm mới cho Quyết định này là trong phần “Quy định chung” đã chính thức đưa ra khái niệm về thông tin đối ngoại. Thông tin đối ngoại gồm hai chiều: chiều thứ nhất là thông tin về Việt Nam ra thế giới và chiều thứ hai chứa đựng thông tin về thế giới vào Việt Nam. Ngày nay, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa nội dung thông tin trong nước và quốc tế. Trong nội dung thông tin về tình hình quốc tế có thể hiện thái độ, lập trường, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế hay thể hiện cách ứng xử và giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Đồng thời, trong nội dung thông tin về tình hình tring nước cũng sẽ có những yếu tố khu vực và quốc tế có liên quan, tác động đến Việt Nam. Quyết định số 16 QĐ/TW ngày 27/12/2001 về thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện công tác này thống nhất và tập trung hơn. Trong kết luận số 16 – KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020” cũng chỉ rõ. 

2. Việc nắm vững vai trò và nội dung căn bản của chính sách thông tin đối thoại có ý nghĩa như thế nào? 

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Công tác thông tin đối ngoại không chỉ dừng lại trong việc truyền và nhận tin tức một cách thụ động, mà còn bao hàm cả việc phân tích, đánh giá, phát biểu quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích cụ thể về đường lối đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia. 

Dưới góc độ pháp lý, Điều 6 Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại quy định: “Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.” Trong đó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác5. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam6. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam7. Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực8

Trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao và nghề nghiệp tương lai, việc nắm vững vai trò và nội dung căn bản của chính sách thông tin đối ngoại sẽ hạn chế những thông tin sai lệch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Bên cạnh đó , còn dễ dàng trong việc phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích cụ thể . 

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT CỦA XU THẾ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ 

Thực tiễn và lý luận luôn song hành và hỗ trợ cho nhau để khám phá một ngành khoa học mới. TTQT cũng như vậy, trong những năm tới, các nhà khoa học và nghiên cứu TTQT tại việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn thông tin như: 

– Các tin tức và bình luận quốc tế trên các phương tiện truyền thông khác nhau (như các ấn phẩm in ấn, phát thanh, truyền hình và Internet); – Một số nguồn tin (như thông cáo báo chí và báo cáo báo chí, trong đó có nhiều nguồn thông qua truy cập trực tiếp từ Internet); 

– Các hình thức truyền thông trực tiếp của hợp tác quốc tế trong phạm vi mà họ đang mở để quan sát (ví dụ các cuộc tranh luận, các cuộc họp báo: mở cửa cho báo chí và công chúng); 

– Các văn bản hợp tác quốc tế. 

Các nghiên cứu về TTQT tại Việt Nam, gồm: 

i. Nghiên cứu về các bước cơ bản của việc tạo ra một không gian thông tin liên lạc toàn cầu duy nhất; 

ii. Phân tích các chiến lược cho chính sách thông tin đối ngoại của các cường quốc hàng đầu thế giới (Nga, Mỹ, Nhật Bản,..) và các nước khu vực (Trung Quốc, Hàn Quốc,..) 

iii. Phân tích các hoạt động của chính phủ và các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực truyền thông quốc tế; 

iv. Xem xét những triển vọng cho sự phát triển của TTQT Việt Nam trong quá trình hình thành một không gian thông tin thống nhất của khu vực và quốc tế; 

v. Nghiên cứu về vấn đề xác định chủ đề của truyền thông toàn cầu và phân tích so sánh của các hoạt động thông tin của các tổ chức này. Mục đích là nghiên cứu về mô hình và đặc điểm của sự hình thành và phát triển của cộng đồng thế giới, từ đó đưa ra chiến lược thông tin phù hợp, phục vụ mục tiêu quốc gia. Đặc biệt chú ý đến chi tiết và phân tích toàn diện các cơ sở của chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam , vị trí và vai trò của nước ta trong TTQT hiện đại, cũng như xem xét các tính năng chính của các phương tiện truyền thông đại chúng, chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. 

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng9

Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn như sau:

Đối với chính quyền nhà nước: 

– Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chỉnh các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng. 

– Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.

Đối với công chúng: 

– Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang… 

– Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. 

Đối với nền kinh tế: 

– Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ; 

– Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế; – Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất. 

Với vai trò quan trọng truyền thông rất lớn đối với xã hội loài người, nghiên cứu truyền thông ra đời để giúp cho truyền thông đóng góp nhiều vai trò tích cực hơn là tiêu cực. Nghiên cứu truyền là các hoạt động nghiên cứu về sự tác động của truyền thông đối với công chúng qua đó các nhà làm truyền thông có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức và phương tiện truyền thông để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng truyền thông đối với các vấn đề của xã hội.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com