Nghị định 82 xử phạt tảo hôn quy định như thế nào?

“Kính chào luật sư. Trường hợp tổ chức tảo hôn theo nghị định 82/2020/NĐ-CP thì xử phạt hành chính thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay nghị định 82 xử phạt tảo hôn quy định thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ trả lời câu hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Văn bản hướng dẫn

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Tảo hôn là gì?

Căn cứ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Mà theo hướng dẫn mới nhất hiện nay. Điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Căn cứ như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo hướng dẫn tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Nghị định 82 xử phạt tảo hôn quy định thế nào?

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về tảo hôn, tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Căn cứ mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Vì vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:

– Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

– Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Có thể hiểu rằng, chỉ có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.

Nghị định 82 xử phạt tảo hôn quy định thế nào?

Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Theo quy định trên thì nếu người nào tổ chức việc tảo hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm.

Tảo hôn gây ra những hệ lụy gì?

Trong nhiều trường hợp, tảo hôn dựa trên tình thần tự nguyện của hai bên nam nữ. Dù vậy, ít nhiều vấn đề này cũng để lại nhiều hạn chế và tồn tại. Việc tảo hôn không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống hai bên nam nữ; bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến người thân, gia đình cũng như cho xã hội ở cả hiện tại và tương lai. Dù tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục thì cũng để lại những hệ lụy. Căn cứ:

Về tinh thần

Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn; không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí; không được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi…. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật bảo vệ các quyền của trẻ em.

Về môi trường giáo dục

Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập. Việc thiếu kiến thức xã hội cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em cũng vì thế mà không được phát triển tối đa. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chung về trí tuệ và tương lai của trẻ em.

Về kinh tế

Tảo hôn khiến khả năng tìm kiếm việc làm, kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp. Dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

Về mặt xã hội

Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số. Một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ; người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Tảo hôn là gì, mức xử phạt với hành vi tảo hôn
  • Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống pháp luật xử lý thế nào?
  • Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?

Liên hệ ngay Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định 82 xử phạt tảo hôn quy định thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Tảo hôn là một trong những hành vi trái pháp luật và bị pháp luật cấm. Dù trong trường hợp không tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục vẫn phải chịu các biện pháp xử lý theo hướng dẫn của pháp luật.

Hậu quả của việc huỷ kết hôn trái luật do tảo hôn là gì?

Sau khi được giải quyết việc huỷ kết hôn trái luật vì nam, nữ tảo hôn thì sẽ có hậu quả như sau:
– Các bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái luật trước đó.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ con vẫn còn tồn tại và sẽ được giải quyết như khi cha, mẹ ly hôn.
– Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.

Ai được quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái luật do tảo hôn?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình, người có quyền huỷ kết hôn trái luật do nam, nữ tảo hôn gồm:
– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người uỷ quyền khác của nam, nữ tảo hôn.
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin… (căn cứ Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 90 của Luật Trẻ em năm 2016).
– Hội Liên hiệp phụ nữ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com