Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Chào Luật sư. Năm nay tôi 30 tuổi,bạn gái tôi 24 tuổi, tôi và cô ấy có gặp chút vấn đề về gia đình nên chưa thể tiến tới hôn nhân. Do tôi và cô ấy là họ hàng xa, cụ thể là bà ngoại tôi và bố cô ấy là 2 chị em cùng mẹ ,khác cha. Theo tôi biết là luật hôn nhân cho phép cưới nhau không trong phạm vi 3 đời. Vậy luật sư cho tôi hỏi là vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. LVN Group xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Văn bản hướng dẫn

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cách xác định phạm vi ba đời để kết hôn

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có họ trong phạm vi ba đời được xác định như sau:

  • Đời thứ nhất: Cha mẹ
  • Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
  • Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì

Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống; trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Căn cứ vào quy định trên; có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.

Do đó, xét về mặt tình cảm; những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình cấm các hành vi kết hôn; chung sống như vợ chồng giữa:

  • Những người cùng dòng máu về trực hệ;
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời;

Vì vậy, cách xác định phạm vi ba đời để kết hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng; điều này sẽ giúp tránh vi phạm pháp luật và các hậu quả khác.

Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời

Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai.

Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:

  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
  • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Căn cứ, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy của Luật này, chẳng hạn như:

  • Kết hôn giả tạo,
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc không có vợ, không có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao

Về mặt y học, những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống, có họ trong phạm vi 3 đời dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.

Trong cơ thể mỗi người có khoảng 500 – 600 nghìn gene, trong số đó tồn tại cả những gene lặn bệnh lý, không có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao.

Trái lại, việc kết hôn cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Do đó, những cặp vợ chồng khỏe mạnh kết hôn trong phạm vi ba đời có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh, da vẩy cá, bạch tạng, mù màu, lùn, đần độn…

Ảnh hưởng đến chất lượng dân số

Đối với xã hội, hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, gây suy giảm giống nòi.

Nếu pháp luật không có quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì thế hệ trẻ tương lai có nguy cơ mắc các bệnh về dị tật cao hơn, chất lượng dân số đi xuống.

Đặc biệt, ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa ít được tiếp cận đến các thông tin, nguồn nhân lực ở các vùng này sẽ ngày càng khan hiếm, đứng trước nguy cơ suy thoái giống nòi.

Tăng áp lực và chi phí xã hội

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, việc trẻ sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết sẽ làm tăng áp lực và chi phí của xã hội.

Ngoài việc nguồn nhân lực không được đảm bảo, nhà nước, người dân còn phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh.

Chúng ta sẽ phải bỏ thời gian, chi phí để điều trị, chăm sóc cho trẻ em bị các bệnh di truyền, bệnh tật quả thực là một gánh nặng rất lớn đối với xã hội.

Vì vậy, có thể thấy hệ lụy mà việc kết hôn trong phạm vi ba đời đem đến là rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình mà còn cả toàn xã hội.

Do đó việc pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

Mỗi công dân cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn này của luật Hôn nhân và gia đình để có thể có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn, hạnh phúc nhất.

Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị xử lý thế nào?

Hủy kết hôn trái pháp luật: Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo hướng dẫn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Vì vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

Xử phạt hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời . Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm: Có được giữ lại hết tài sản khi ly hôn vợ ngoại tình

Liên hệ ngay.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục tạm dừng công ty; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

  • FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Kết hôn trong phạm vi ba đời là thế nào?

Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Vì vậy, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

Hậu quả của việc kết hôn trong phạm vi ba đời

Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; con cái; vấn đề duy trì nòi giống và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Các con riêng có được kết hôn với nhau không?

Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không có quy định cấm con riêng của vợ thì không được kết hôn với con riêng của chồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com