Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất năm 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất năm 2023

Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất năm 2023

Theo cách tính thuê tài nguyên hiện hành thì khi muốn tính thuế tài nguyên thì ngoài các thông tin như sản lượng tài nguyên tính thuế hay giá tính thuế đơn vị tài nguyên thì cũng cần phải căn cứ vào mức thuế suất thuế tài nguyên. Tùy thuộc vào các loại tài nguyên khác nhau mà mức thuế suất được áp dụng cũng sẽ khác nhau. Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên sẽ được áp dụng để từ đó xác định được các thông tin như: đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế tài nguyên … Vậy theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành thì mức ” Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất” đang được áp dụng là bao nhiêu?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đay của LVN Group nhé.

Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC, là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:

– Khoáng sản kim loại

– Khoáng sản không kim loại

– Sản phẩm của rừng tự nhiên (trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ)

– Hải sản tự nhiên (bao gồm động vật và thực vật)

– Nước thiên nhiên (bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy)

– Yến sào thiên nhiên (trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác)

– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Cách tính thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Công thức tính thuế tài nguyên

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được đơn vị nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế mức thuế được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của đơn vị Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.

Sản lượng tài nguyên tính thuế

Sản lượng tài nguyên tính thuế là tổng số lượng, trọng lượng, khối lượng tài nguyên được tính trực tiếp hoặc được tính dựa trên quy đổi. Đối với mỗi loại tài nguyên có tính chất khác nhau sẽ có cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên khác nhau được quy định tại Thông tư 152/2015/TT-BTC. Các loại tài nguyên được phân chia như sau để tính sản lượng tài nguyên tính thuế:

– Tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng

– Tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tiễn của tài nguyên khai thác

– Tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến

– Tài nguyên là nước thiên nhiên

– Sản phẩm tài nguyên xuất khẩu.

Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất

Giá tính thuế tài nguyên

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định

– Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.

– Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.

Tương tự như cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên cũng có cách tính khác nhau đối với các loại tài nguyên có tính chất khác nhau, quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC.

Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất

Căn cứ thuế suất thuế tài nguyên:

Mức thuế suất thuế tài nguyên được quy định bằng tỉ lệ % áp dụng riêng cho từng nhóm, từng loại tài nguyên khai thác.

Việc xác định mức thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên theo pháp luật hiện hành có dựa vào các yếu tố như:

  • Tính chất quý hiếm (giá trị) của tài nguyên khai thác;
  • Điều kiện khai thác, vận chuyển;
  • yêu cầu quản lý nhà nước đối với từng loại tài nguyên;
  • Mặt khác, còn tính đến thông lệ quốc tế và chính sách thị trường tiêu thụ.

Việc quy định mức thuế suất thuế tài nguyên trong pháp luật hiện hành đã thể hiện rõ được định hướng góp phần tăng cường bảo vệ môi trường, đã có được sự phân biệt rõ trong việc đánh thuế tài nguyên đối với loại tài nguyên không thể tái tạo và loại tài nguyên có thể tái tạo được.

Căn cứ Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015, biểu mức thuế suất tài nguyên được quy định cụ thể đối với từng loại tài nguyên chịu thuế:

(1) Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than

TT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
I Khoáng sản kim loại
1 Sắt 14
2 Măng-gan 14
3 Ti-tan (titan) 18
4 Vàng 17
5 Đất hiếm 18
6 Bạch kim, bạc, thiếc 12
7 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 20
8 Chì, kẽm 15
9 Nhôm, Bô-xít (bouxite) 12
10 Đồng 15
11 Ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 15
13 Khoáng sản kim loại khác 15
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7
2 Đá, sỏi 10
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10
4 Đá hoa trắng 15
5 Cát 15
6 Cát làm thủy tinh 15
7 Đất làm gạch 15
8 Gờ-ra-nít (granite) 15
9 Sét chịu lửa 13
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 15
11 Cao lanh 13
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 13
13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 10
14 A-pa-tít (apatit) 8
15 Séc-păng-tin (secpentin) 6
16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 10
17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 12
18 Than nâu, than mỡ 12
19 Than khác 10
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 27
21 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen 25
22 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 18
23 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) 18
24 Khoáng sản không kim loại khác 10
III Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III 20
4 Gỗ nhóm IV 18
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12
6 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
7 Củi 5
8 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
9 Trầm hương, kỳ nam 25
10 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10
11 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 10
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1 Sử dụng nước mặt
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1
b Dùng cho mục đích khác 3
3.2 Sử dụng nước dưới đất
a Dùng cho sản xuất nước sạch 5
b Dùng cho mục đích khác 8
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10

Lưu ý: Việc áp dụng thuế suất thuế tài nguyên đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên khai thác, sử dụng trong một số trường hợp được xác định như sau:

– Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp (kể cả đóng bình, đóng thùng có thể chiết ra thành chai, thành hộp) đều áp dụng cùng mức thuế suất thuế tài nguyên như loại được đóng chai, đóng hộp;

– Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh có lẫn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên mà theo hồ sơ thiết kế, quy trình công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đơn vị thẩm quyền phê duyệt xác định không thuộc diện sản xuất kinh doanh sản phẩm nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp thì áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên theo mục đích sử dụng tương ứng.

(2) Biểu mức thuế suất đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than

TT Sản lượng khai thác Thuế suất (%)
Dự án khuyến khích đầu tư Dự án khác
I Đối với dầu thô
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10
2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12
3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14
4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19
5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24
6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than
1 Đến 5 triệu m3/ngày 1 2
2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3 5
3 Trên 10 triệu m3/ngày 6 10

Căn cứ giá tính thuế đơn vị tài nguyên

Theo Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC về hướng dẫn thuế tài nguyên, giá tính thuế đơn vị tài nguyên được quy định như sau:

  • Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
  • Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
  • Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.

Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau :

  • Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
  • Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
  • Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
  • Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện.

Liên hệ ngay

Vấn đề Thuế suất thuế tài nguyên mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LVN Group luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn hỗ trợ pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như soạn hồ sơ giải thể công ty cổ phần, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.0191. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

  • FB: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Mời bạn xem thêm:

  • Điều kiện cấp chứng chỉ đại lý thuế là gì?
  • Mẫu chứng chỉ đào tạo nghề dưới 3 tháng mới
  • Hướng dẫn tra cứu chỉ giới xây dựng năm 2023

Giải đáp có liên quan

Bản chất của thuế tài nguyên là gì?

Theo pháp luật hiện hành, thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác nhăm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bào đảm cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.

Xét về bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu. Tuy nhiên, nó mang tính chất là một khoản thu về chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên quốc gia mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên, tương tự như trường hợp cơ sở kinh doanh phải ưả tiền mua các loại tài nguyên khác về để sản xuất, kinh doanh.

Khi nào phải nộp thuế tài nguyên?

Theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế.
Trong một số trường hợp người nộp thuế được quy định rõ như sau:
– Với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được đơn vị nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép.
+ Tổ chức (chủ yếu là doanh nghiệp) được đơn vị nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế được xác định theo văn bản đó.
+ Tổ chức được đơn vị nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
– Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.
– Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của đơn vị quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với đơn vị thuế.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện thì là người nộp thuế, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi…
– Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.
Vì vậy, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu (người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một); khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com