Chi phí xin giấy phép bay flycam là bao nhiêu?

Chào LVN Group, tháng 8 vừa qua tôi vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành chụp ảnh. Tôi dự định về quê mở một studio quay phim chụp ảnh nên tôi định mua một chiếc flycam để phục vụ cho việc quay phim chụp ảnh cho khách hàng. Nhưng tôi có nghe bạn tôi nói sử dụng flycam thì phải xin giấy phép bay flycam mới được sử dụng. Cho tôi hỏi thủ tục thực hiện và chi phí xin phép bay flycam là bao nhiêu? Mong được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Văn bản hướng dẫn

  • Nghị định 36/2008/NĐ-CP
  • Nghị định 162/2018/NĐ-CP

Flycam là gì?

Flycam/Drone hiểu một cách đơn giản là camera bay hoặc máy quay phim điều khiển từ xa.

Thiết bị flycam thường được cấu tạo gồm 2 phần chính: động cơ bay và thiết bị ghi hình. Việc sở hữu flycam/drone khá dễ dàng khi trên thị trường có rất nhiều chủng loại đa dạng và giá cả ở nhiều phân khúc khác nhau.

Mục đích của flycam là để quay những cảnh quay từ không trung của bầu trời xuống mặt đất. Nhờ đó, cảnh quay được đa chiều, dễ dàng quay ở nơi khó mang thiết bị để quay.

Chi phí xin giấy phép bay flycam là bao nhiêu?

Khi xin cấp giấy phép bay flycam, có thể phải chịu một số chi phí nhất định. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể chi phí xin giấy phép bay flycam. Theo đó, Chi phí xin giấy phép bay flycam sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu cấp phép cụ thể.

Phí xin cấp giấy phép sẽ tùy vào từng yêu cầu cấp phép cụ thể. Thời gian cấp phép thông thường là từ 5-7 ngày.

Hồ sơ cấp phép bay flycam gồm những gì?

Hồ sơ cấp phép bay flycam bao gồm những nội dung sau:

– Đơn đề nghị cấp phép bay: soạn đơn theo mẫu của Nghị định 79/2011/NĐ-CP.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người uỷ quyền làm đơn ( yêu cầu photo công chứng). Nếu là công ty xin cấp phép cần có thêm giấy đăng ký kinh doanh.

– Ảnh chụp thiết bị bay flycam (drone): yêu cầu ảnh in màu, kích thước tối thiểu là 18cm x 24cm.

– Ảnh chụp khu vực xin cấp phép bay: yêu cầu ảnh chụp in màu, sử dụng ảnh Google maps.

Thủ tục xin cấp phép bay flycam tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép bay bao gồm:
Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định).
Tài liệu kỹ thuật về phương tiện bay, bao gồm ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện bay và bản thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không của loại tàu bay hoặc phương tiện bay đó.
Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước.

Bước 2: Nộp đơn xin cấp phép bay
Trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay 7-10 ngày. Đơn xin cấp phép bay gửi về:Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Địa chỉ: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

Bước 3: Nhận giấy phép bay với nội dung gồm:
– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
– Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
– Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
– Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
– Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định đơn vị quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
– Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.

Chi phí xin giấy phép bay flycam là bao nhiêu?

Nội dung của giấy phép bay flycam

Giấy phép cấp quyền bay flycam cho cá nhân, tổ chức bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc cá nhân, tổ chức được cấp phép
– Đặc điểm nhận dạng flycam. Bao gồm phụ lục ảnh chụp, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính năng kỹ thuật.
– Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
– Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
– Quy định về thông báo hiệp đồng bay, chỉ định đơn vị quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
– Các giới hạn, quy định, an ninh quốc phòng khác.

Hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động bay flycam?

Khoản 1 điều 14 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Tổ chức các hoạt động bay khi không có phép bay;
– Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia;
– Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
– Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
– Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
– Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
– Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của đơn vị quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi hoạt động bay flycam

Theo quy định tại điều 21 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động bay như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với hành vi thả thiết bị, vật dụng và các vật thể khác từ tàu bay vào không trung ảnh hưởng đến hoạt động bay.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Làm hư hỏng hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
  • Không thực hiện đúng quy định về sơn, kẻ, lắp đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị kỹ thuật vi phạm giới hạn chướng ngại vật hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay, trừ công trình, thiết bị kỹ thuật trong cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
  • Sử dụng đèn laze, thiết bị chiếu sáng khác trái quy định gây ảnh hưởng đến hoạt động bay, trừ trường hợp quy định tại điểm k khoản 5 Điều 9 Nghị định này.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực hoặc có hành vi lừa dối khi xin phép bay.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay đã được cấp.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do đơn vị có thẩm quyền cấp.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Theo đó,

– Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay, mục đích của chuyến bay theo phép bay đã được cấp sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
– Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do đơn vị có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Căn cứ những quy định trên, người chơi Drone, flycam phải thực hiện thủ tục xin cấp phép trước khi bay thì mới được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên về phía những người chơi thì họ cho rằng, nghị định ban hành năm 2008 khi Drone, Flycam còn chưa xuất hiện tại Việt Nam. Hơn nữa các thiết bị trên thuộc dạng siêu nhẹ, tầm bay tương đối thấp. Vì vậy nên mỗi khi sử dụng bay lại phải xin xép thì mất thời gian, gây rườm rà, rắc rối.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn nhanh chóng năm 2022
  • Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn nếu con bị tâm thần không?
  • Ly hôn khi chồng đang bị tạm giam có được không?

Liên hệ ngay

Trên đây LvngroupX tư vấn về “Chi phí xin giấy phép bay flycam là bao nhiêu?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có câu hỏi về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191. Hoặc bạn có thể cân nhắc thêm các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Giấy phép bay flycam được sử dụng cho mấy địa điểm?

Việc cấp phép dựa trên 1 lần sử dụng tại 1 thời gian địa điểm nhất định, giấy phép sử dụng flycam không được tái sử dụng nhiều lần

Nội dung đơn đề nghị xin giấy phép bay flycam?

Nội dung đơn đề nghị bao gồm:
– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân muốn xin cấp phép bay flycam.
– Thông tin về loại thiết bị bay: tính năng kỹ thuật của thiết bị (kèm hình ảnh chụp)
– Vị trí, phạm vi muốn được cấp phép bay flycam.
– Thời gian, thời hạn đăng ký tổ chức bay.
– Mục đích tổ chức bay flycam.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép bay?

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép bay Flycam là Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu. Bạn phải nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị, chứ không được gửi đường bưu điện và phải nộp đúng ngày vì có ngày đơn vị này không tiếp nhận hồ sơ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com