Đảng viên phải khai lý lịch khi đã ly hôn như thế nào?

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là ước mơ của không ít người. Mỗi cá nhân để có thể vào Đảng thì cần phải trải qua một quá trình, trong đó, đầu tiên người xin vào Đảng sẽ phải tự khai lý lịch để được thẩm tra xem có đủ điều kiện không. Từ đây, có nhiều câu hỏi xoay quanh việc khai lý lịch Đảng, cụ thể như: Đảng viên phải khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào? Đã là Đảng viên có được ly hôn không? Nếu các bạn cũng quan tâm vấn đề này, thì hãy cùng LVN Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đảng viên phải khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?

Sơ yếu lý lịch là một bản kê khai lý lịch của bản thân như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những liên hệ khác của nhân thân, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, cho việc giải quyết các công việc, làm hồ sơ, thủ tục hành chính, đơn nhập học, các thủ tục tố tụng… Nó là những thông tin căn bản nhất về một người.

Sơ yếu lý lịch trong hồ sơ kết nạp Đảng để phục vụ cho quá trình thẩm tra chính trị của người xin kết nạp Đảng.

Những người được khai trong Sơ yếu lý lịch xin kết nạp Đảng là những người phải thẩm tra về lý lịch trong quá trình xem xét kết nạp Đảng cho bạn.

Theo điểm a khoản 3.4 Hướng dẫn số 01-HD-TW, những người cần thẩm tra về lý lịch bao gồm: Bản thân người xin vào Đảng, gia đình của người xin vào Đảng : Bố, mẹ (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi), vợ/chồng, anh chị em ruột, các con; gia đình bên vợ/chồng người xin kết nạp Đảng : bố mẹ, anh chị em ruột bên vợ/chồng.

Trong trường hợp người xin vào Đảng đã ly hôn thì sẽ không phải điền các thông tin liên quan đến vợ cũ, do sau khi ly hôn thì quan hệ vợ chồng giữa hai người đã chấm dứt, không còn quan hệ hôn nhân và không liên quan đến việc thẩm tra lý lịch này. Nếu hai người có con chung thì trong sơ yếu lý lịch của người đó vẫn phải điền các thông tin của con, dù trong trường hợp con không ở với mình, vì việc ly hôn không làm chấm dứt quan hệ cha con.

Quy định về lý lịch của người vào Đảng

– Người vào Đảng tự khai lý lịch trọn vẹn, rõ ràng, trung thực theo hướng dẫn, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

– Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Nội dung thẩm tra lý lịch Đảng

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc đơn vị có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và đơn vị nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) và đơn vị trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

Vì vậy, người vào Đảng là người phải khai lý lịch, sau đó người đi xác minh lý lịch Đảng này là cấp ủy.

Đã là Đảng viên có được ly hôn không?

Đã là Đảng viên có được ly hôn không?

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Mặt khác, căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Mặt khác căn cứ Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Không có quy định nào cho thấy việc kỷ luật đối với đảng viên ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.

Vì vậy theo hướng dẫn pháp luật hiện hành, không có quy định nào cấm đảng viên ly hôn, người đã là Đảng viên vẫn hoàn toàn có quyền ly hôn, trừ trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng.

Liên hệ ngay

Trên đây là bài viết tư vấn về “Đảng viên phải khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn về tư vấn hỗ trợ pháp lý cho các vấn đề tra cứu quy hoạch xây dựng… thì hãy liên hệ ngay tới LVN Group để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các LVN Group có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của LVN Group:  1900.0191 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Mời bạn xem thêm:

  • Mẫu lý lịch tự khai kết hôn với công an mới năm 2022
  • Cách viết lý lịch tự khai kết hôn với bộ đội thế nào?
  • Tại sao phải theo đạo khi kết hôn với người trong đạo?
  • Năm 2022, Đảng viên kết hôn với người nước ngoài có được không?

Giải đáp có liên quan

Người ly hôn có được kết nạp đảng được không?

Theo quy định của pháp luật, việc ly hôn sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình xem xét kết nạp Đảng. Tuy nhiên khi xét việc kết nạp một người vào Đảng, Đảng sẽ thực hiện việc thẩm tra lý lịch của người đó, trong đó có xem xét nhân phẩm, đạo đức của người vào Đảng. Trường hợp bạn ly hôn với vợ, ví dụ vì lý do ngoại tình thì việc ngoại tình này sẽ được xem xét là không đủ nhân phẩm, đạo đức để được kết nạp vào Đảng.

Đảng viên ly hôn có phải báo cáo chi bộ được không?

Theo quy định tại Quy định số 37-QĐ/TW, Đảng viên ly hôn không phải là vi phạm pháp luật, không rơi vào các trường hợp Đảng viên không được làm. Cho nên về mặt lý thuyết không nhất thiết phải báo cáo với chi bộ. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc tra cứu các thông tin về lý lịch của Đảng viên sau này, bạn nên chủ động báo cáo việc ly hôn của bạn lên chi bộ để cập nhật thông tin cá nhân kịp thời.

Kinh phí thẩm tra lý lịch Đảng ai trả?

Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các đơn vị, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo hướng dẫn hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com