Phân biệt dâm ô và giao cấu như thế nào?

Tội phạm tình dục là loại tội không được phép hợp thức hóa dù bằng lý do gì đi nữa, dù cho kẻ phạm tội đang ở bất cứ độ tuổi nào, và một tương lai đầy hứa hẹn cỡ nào. Người phạm tội luôn luôn phải chịu trách nhiệm về hành vi mình đã gây ra mà không nên nhận được bất cứ sự khoan hồng nào đến từ pháp luật, vì cái giá mà người phạm tội phải trả là không hề có, nạn nhân sẽ phải chịu đựng nỗi ám ảnh, và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để đối mặt với những điều tồi tệ đã đến với bản thân. Tùy vào trường hợp phạm tội mà cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bởi những điều mình gây ra. Vậy bản án công bằng dành cho hành vi đó là gì? Và cách phân biệt hành vi dâm ô và hành vi giao cấu là khác nhau ở điểm nào? Xin được trả lời.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Phân biệt dâm ô và giao cấu” LVN Group mời bạn cân nhắc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Văn bản hướng dẫn

  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Khái niệm về hành vi dâm ô và hành vi giao cấu

1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

  • BLHS 2015 vẫn chưa làm rõ khái niệm dâm ô. Theo đó, HV dâm ô này phải “Không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện HVQH tình dục khác”

2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

  • Giao cấu hoặc thực hiện HV QH tình dục khác, nếukhông thuộc trường hợp QĐ tại Điều 142 và Điều 144, đề phòng những trường hợp cũng là HV đó nhưng có thêm những dấu hiệu có thể định tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi

Về độ tuổi

  • Độ tuổi người phạm tội

– Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên

– Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên

  • Độ tuổi bị hại

– Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Dưới 16 tuổi

– Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Về hành vi

1. Về tội dâm ô

  • Dấu hiệu hành vi khách quan được quy định trong điều luật là hành vi dâm ô. Dưởi góc độ sinh lý, dâm ô là hành vi tình dục có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu cũng như không phải là hành vi quan hệ tình dục khác. Tuy nhiên, dâm ô không phải là hành vi tình dục bình thường dưới góc độ xã hội và pháp luật vì là hành vi không hợp pháp.
  • Vì vậy, cùng là hành vi tình dục nhưng hành vi khách quan của tội dâm ô được quy định tại điều luật này hoàn toàn khác hành vi khách quan của các tội phạm mà trong đó quy định hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác như tội phạm được quy định tại Điều 145 BLHS. Tuy nhiên, hành vi dâm ô có thể là bước đầu của hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do vậy, điều luật quy định hành vi của tội dâm ô phải là hành vi “… không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác…”. Từ quy định này có thể hiểu hành vi dâm ô mà nhằm mục đích giao cấu hoặc nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không phải là hành vi của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà là hành vi của tội phạm khác. Theo đó, câu hỏi được đặt ra, hành vi dâm ô trong trường họp này sẽ cấu thành tội gì? về lý thuyết, có thể giải thích, hành vi dâm ô trong trường hợp này có thể được coi là hành vi “đi liền trước” của hành vi giao cấu hoặc của hành vi quan hệ tình dục khác. Khi thực hiện hành vỉ dâm ô với mục đích để giao cấu hoặc để thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, chủ thể bị coi đã bắt đầu thực hiện nhưng chưa thực hiện được trọn vẹn hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, hành vi phạm tội có thể cấu thành tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) và cả hai trường hợp đều là trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định là phạm tội chưa đạt khi hành vi dâm ô ở dạng có sự tác động đến thân thể nạn nhân. Đối với trường hợp hành vi dâm ô ở dạng để nạn nhân chứng kiến những hành vi tình dục, việc xác định là phạm tội chưa đạt sẽ không có cơ sở rõ ràng mà chỉ có thể xác định là chuẩn bị phạm tội. Trong khi đó, hành vi chuẩn bị phạm tội của tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) đều không bị quy định là trường họp phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 14 BLHS). Do vậy, có thể xảy ra trường họp hành vi dâm ò đối với người dưới 16 tuổi không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) vì là chuẩn bị phạm tội và cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi vì có mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Bất cập này là do đã quy định thêm dấu hiệu “không nhằm mục đích giao cẩu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tĩnh dục khác Trong khi quy định này là không cần thiết. Dựa trên nguyên tắc chung của luật hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh nào về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khi hành vi đó có các tình tiết khác là hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần sự quy định bổ sung “dấu hiệu phi nguyên tắc” này.
  • Đối tượng của hành vi dâm ô được quy định là người dưới 16 tuổi. Họ có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể nhưng cũng có thể chỉ bị chứng kiến những hành vi tình dục…

2. Về tội giao cấu

  • Điều luật chỉ quy định người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không xác định thủ đoạn để thực hiện được hành vi đó như ở tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (các điều 141, 142 BLHS), tội cưỡng dâm và tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (các điều 143, 144 BLHS). Các điều luật này (trừ điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) đều xác định các thủ đoạn mà chủ thể sử dụng để thực hiện được hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân mà họ hoàn toàn không muốn hoặc phải miễn cưỡng chấp nhận. Ở tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, điều luật không xác định thái độ của nạn nhân cũng như không xác định thủ đoạn như ở tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm nên có thể hiểu có sự thuận tình đối với hành vi giao cấu cũng như hành vi quan hệ tình dục khác. Việc quy định độ tuổi của chủ thể và độ tuổi của nạn nhân gián tiếp thể hiện thủ đoạn lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của nạn nhân để làm họ “thuận tình” với hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Dấu hiệu “thuận tình” là dấu hiệu để phân biệt tội phạm được quy định tại Điều 145 với các tội phạm được quy định tại các điều 142 và 144 BLHS. Để khẳng định ranh giới này, khoản 1 của điều luật quy định thêm dấu hiệu “… nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này”. Quy định này không sai nhưng thực ra là không cần thiết vì 2 lý do:

– Không cần có nội dung quy định này thì người áp dụng đều biết, trường hợp đã thuộc Điêu 142 hoặc Điều 144 thì phải áp dụng Điêu 142 hoặc Điều 144 theo nguyên tắc chung.

– Nếu Điều 145 đã quy định thêm dấu hiệu phân biệt với các điều luật khác như vậy thì còn nhiều điều luật khác tưong tự cũng phải quy định thêm. Do vậy, việc quy định này phá vỡ tính thống nhất của Bộ luật về kỹ thuật lập pháp.

Dấu hiệu lỗi của chủ thể

  • Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

– Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cổ ý. Người phạm tội biết người mà mình giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục là người ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Những trường hợp thật sự có sự nhầm tưởng về tuổi thì không cấu thành tội phạm này vì không thỏa mãn dấu hiệu lỗi.

  • Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

– Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. về lý thuyết, lỗi cố ý ở tội phạm này bao gồm cả cố ý đối với độ tuổi của nạn nhân.

Phân biệt dâm ô và giao cấu

Khung hình phạt được áp dụng

1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

  • Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Có tính chất loạn luân: Đây là trường hợp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự

– Làm nạn nhân có thai: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nạn nhân còn phải chịu thêm tác động tâm lý nặng nề do việc mang thai khi còn ít tuổi.

– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60°/o: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.

– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau.

– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội cưỡng dâm đối với nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuối.

– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.

  • Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Nhiều người cưỡng dâm một người: Đây là trường họp đồng phạm cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà có nhiều người thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với cùng nạn nhân.

– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61°/o trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.

– Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn có thể làm cho nạn nhân bị lây nhiễm HIV, đe dọa đến tính mạng của họ.

– Làm nạn nhân chết hoặc tự sát: Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân chết là trường hợp đã gây ra hậu quả nạn nhân chết và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì hành vi phạm tội của họ cấu thành tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân tự sát là trường hợp nạn nhân do bị cưỡng dâm nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị cưỡng dâm và việc tự sát có QHNQ với nhau.

  • Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

  • Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau).

– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội này đối với nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

– Có tính chất loạn luân: Đây là trường họp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.

– Làm nạn nhân có thai: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nạn nhân còn phải chịu thêm tác động tâm lý nặng nề do việc mang thai khi còn ít tuổi.

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh: Đây là trường hợp người phạm tội có quan hệ đặc biệt với nạn nhân. Họ là người có trách nhiệm với nạn nhân và nạn nhân là người có sự tin tưởng và trông cậy người phạm tội. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.

  • Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.

– Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn có thể làm cho nạn nhân bị lây nhiễm HIV, đe dọa đến tính mạng của họ.

  • Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

  • Hiếp dâm trẻ em bao nhiêu tuổi thì mức án sẽ bị tử hình?
  • Hành vi mua bán dâm bị xử lý thế nào theo hướng dẫn 2022?
  • Lập nhóm Zalo tổ chức khiêu dâm để thu tiền bị xử lý thế nào?

Liên hệ ngay

Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề “Phân biệt dâm ô và giao cấu″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ làm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục

1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

2. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại người dưới 13 tuổi.

3. Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo hướng dẫn của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến người dưới 16 tuổi.

Chủ thể của Tội hiếp dâm có thể là nữ không?

Quy định pháp luật đề cập đến chủ thể của Tội hiếp dâm là “người nào”, tức là không giới hạn là nam giới hay nữ giới. Trường hợp nữ giới dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nam giới để thực hiện hành vi giao cấu hoặc trái với ý muốn của họ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com