Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật không theo quy định 2022

Bảo kê là hành vi đe dọa bằng vũ lực hoặc lợi dụng vị thế, quyền lực để bảo trợ cho các hoạt động kinh doanh, làm ăn hoặc đảm bảo quyền lợi bất hợp pháp nhằm mục đích vụ lợi, trục lợi cho cá nhân. Các hành vi bảo kê thường mang tính nguy hiểm bởi những yếu tố tiêu cực, tội phạm vào những hoạt động quản lý nhà nước, xâm hại nghiêm trọng cơ chế quản lý trật tự xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức và công dân hành vi này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội. Thực tế ở Việt Nam, hiện nay hành vi thu phí bảo kê đã xâm nhập trong nhiều lĩnh vực dịch vụ xã hội, quản lý kinh tế, hoạt động thương mại … Hiểu lẽ đó, nên Nhà nước đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt để xử lý hành vi thu phí bảo kê này. Xin mời các bạn bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết của LVN Group để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật” có thể giúp các bạn bạn đọc hiểu sâu hơn về pháp luật.

Văn bản hướng dẫn

  • Bộ luật Hình sự 2015

Cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản

– Khách thể tội phạm: xâm phạm đến an ninh trật tự, quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, tổ chức.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp.

+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật

Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật quy định 2022

Các hành vi bảo kê thường mang tính nguy hiểm cao bởi sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực, tội phạm vào các hoạt động quản lý nhà nước, xâm hại nghiêm trọng cơ chế quản lý trật tự xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 

Trong quy định của pháp luật, không có khoản tiền nào được gọi là phí bảo kê.

Xử lý hành vi thu phí bảo kê

Hành vi thu phí bảo kê này có thể có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sư năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Xử phạt hành vi thu phí bảo kê có sử dụng vũ lực

Mặt khác, đối tượng còn có hành vi vũ lực buộc bạn nộp tiền bảo kê thì sẽ bị xử phạt thêm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

  • Giả công an thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị xử lý thế nào?
  • Mặc trang phục CSGT livestream câu like bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
  • Theo quy định đậu xe lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?

Liên hệ ngay

LVN Group sẽ uỷ quyền khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, hoặc vấn đề khác như quyền nhân thân có được chuyển giao được không… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 1900.0191 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

  • FB: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Bị người khác đe dọa, đánh đập với mục đích thu phí bảo kê thì nên làm đơn tố cáo hay khiếu nại?

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định báo cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ đơn vị, tổ chức, cá nhân nào gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đơn vị, tổ chức. Vậy nên, khi bị người khác đe dọa, đánh đập với mục đích thu phí bảo kê thì nên làm đơn tố cáo.

Thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị khép tội gì?

Dưới góc nhìn pháp lý, hành vi Giả danh công an để thu tiền bảo kê được coi là một hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
Căn cứ, đối tượng có thể dùng thủ đoạn gian dối như: đưa ra thông tin giả, đe dọa dung vũ lực. Từ đó, làm cho người khác buộc phải giao tài sản cho người phạm tội.
Hành vi này có thể bị xử lý bởi tội danh cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com