Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao năm 2022?

Chào LVN Group. Trong thời gian vừa qua tôi thấy trên các mặt báo có đưa tin vụ một loạt cá nhân và tổ chức chẳng hạn như vụ bà Phạm Thị Hinh thao túng giá cổ phiếu KSA, bà Nguyễn Vân Giang thao túng giá cố phiếu CDO, vụ thao túng chứng khoán ở công ty cổ phần liên danh SANA WNT…hay vụ gần đây nhất là ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá cổ phiếu FLC. Cho tôi hỏi vậy đặc điểm nhận dạng hành vi thao túng thị trường chứng khoán thế nào? Pháp luật hiện nay quy định mức xử phạt đối với tội này thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn để trên . LVN Group mời bạn cân nhắc bài viết “Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý thế nào?” dưới đây của chúng tôi.

Văn bản hướng dẫn:

  • Luật Chứng khoán 2019.
  • Nghị định 156/2020/NĐ-CP.
  • Nghị định 128/2021/NĐ-CP

Thao túng thị trường chứng khoán là gì?

Đặc điểm của chứng khoán

  • Chứng khoán là tài sản có thể tự do mua bán giao dịch trên sàn.
  • Chứng khoán có tính rủi ro cao, chịu nhiều yếu tố tác động khiến giá tăng hoặc giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà đầu tư.
  • Chứng khoán có khả năng sinh lợi, tạo ra thu nhập từ quá trình sử dụng nguồn vốn cho hoạt động phát triển kinh tế, tạo ra lãi dòng. Doanh nghiệp phát triển khiến giá chứng khoán tăng, đồng thời đơn vị sẽ chia cổ tức cho nhà đầu tư.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:

– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời gian mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Giao dịch chứng khoán bằng cách thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Đối với vụ việc ông Trịnh Văn Quyết ừ ngày 1-12-2021 đến 10-1-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành chuyên viên Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty “vệ tinh” sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức. Các tài khoản này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn. Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Cơ quan chức năng cho rằng, mục đích của việc trên là đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 lên giá trần cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 64%). Trịnh Văn Quyết sau đó giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.

Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý thế nào?

Hình sự

Căn cứ, đối với tội “thao túng thị trường chứng khoán”, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) đã cụ thể hoá căn cứ xác định tội phạm đối với hành vi có dấu hiệu của tội thao túng thị trường chứng khoán như: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời gian mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường… Việc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng, hoặc gây tổn hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên cho các lỗi trong lĩnh vực chứng khoán (không chỉ là thao túng) cũng sẽ bị xử lý hình sự. Vì vậy, tội “thao túng thị trường chứng khoán” theo hướng dẫn tại Điều 211 BLHS là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Theo đó, các dấu hiệu bắt buộc của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả tổn hại do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 , cụ thể:

* Cá nhân phạm tội:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục (1) thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây tổn hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây tổn hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý thế nào?

* Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 , thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 , thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 , thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên thực tiễn, khó xác định những nhà đầu tư nào bị tổn hại do hành vi thao túng giá chứng khoán. Chính điều này khiến cho nhiều vụ việc dù chứng minh được hành vi khách quan nhưng lại không chứng minh được hậu quả của hành vi (khoản thu lời bất chính hay tổn hại của cá nhân, nhà đầu tư khác) dẫn đến việc hành vi chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm hành chính.

Hành chính

Khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP

Cá nhân thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị phạt tiền gấp 10 lần số tiền thu trái pháp luật nhưng không dưới 1,5 tỷ đồng. Đối với tổ chức vi phạm, số tiền phạt không dưới 3 tỷ đồng.

Vì vậy, nếu cá nhân thực hiện thao túng thị trường chứng khoán, không thu lợi trái pháp luật hoặc 10 lần số tiền đó thấp hơn 1,5 tỷ đồng sẽ chịu mức nộp phạt 1,5 tỷ đồng. Nếu tổ chức vi phạm, không thu lời bất chính hoặc 10 lần số tiền bất chính thấp hơn 3 tỷ sẽ phải nộp phạt 3 tỷ đồng.

Chủ tịch Tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đã bị phạt 1,5 tỷ đồng và bị đình chỉ giao dịch 5 tháng sau khi bán chui 74,8 triệu cổ phiếu vào ngày 10/01/2022.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn nhanh chóng năm 2022
  • Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Hà Đông Hà Nội mới nhất 2021
  • Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Long Biên Hà Nội mới nhất 2021

Liên hệ ngay

Trên đây là bài viết về “Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn… thì hãy liên hệ ngay tới LVN Group để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các LVN Group có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 1900.0191. Hoặc bạn có thể cân nhắc thêm các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Làm thế nào để tránh các hành vi thao túng?

Tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán
Trước tiên, nhà đầu tư cần nắm rõ kiến thức về thị trường chứng khoán. Bạn cần hiểu rõ về quy luật cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu. Qua đó, bạn có thể chủ động trong việc đầu tư, có những đánh giá chính xác về thị trường và giảm được rủi ro khi hành vi thao túng thị trường diễn ra.
Hiểu rõ về doanh nghiệp
Việc hiểu về doanh nghiệp là điều cần thiết để có những quyết định đầu tư đúng đắn mà không bị ảnh hưởng bởi hành vi thao túng. Nếu một doanh nghiệp có các yếu tố nội tại tốt, tăng trưởng ổn định và bền vững thì việc tăng giá là gần như tất yếu. Nếu có thể tìm hiểu và mua những cổ phiếu này ở mức giá phù hợp, nhà đầu tư sẽ có dễ có lãi.
Mặt khác, hiểu về doanh nghiệp cũng giúp bạn dễ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong diễn biến giá cổ phiếu hơn.
Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng
Bạn cũng cần có chiến lược đầu tư rõ ràng để ra quyết định mua, bán một cách chính xác. Nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường giao dịch dựa vào các diễn biến ngắn hạn. Họ không có bất kỳ kế hoạch hay mục tiêu cụ thể nào. Điều này khiến họ dễ bị thao túng và bị ảnh hưởng bởi chiêu trò này hơn.
Vì vậy, bạn cần có một danh mục đầu tư với chiến lược phù hợp. Bằng cách này, bạn sẽ giảm được rủi ro nếu hành vi thao túng diễn ra.

Lan truyền tin đồn thất thiệt, tin giả trên thị trường chứng khoán có được xem là thao túng thị trường chứng khoán?

Đây là cách thức thao túng mà nhiều đối tượng lựa chọn. Những tin đồn xấu về một công ty sẽ được phát hành nhằm mục đích làm cho thị trường chứng khoán bị lệch lạc. Điều này có thể mang lại tiếng xấu cho đơn vị phát hành, thị trường và nhà đầu tư. Từ đó, giá cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng và giảm theo.

Những yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?

– Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.
– Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm.
– Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
– Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
– Tâm lý nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com