Chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo năm 2022

Chính sách hỗ trợ cải tạo nhà, hỗ trợ xây nhà mới là một trong những chính sách có ý nghĩa, quan trọng giúp hộ nghèo và hộ cận nghèo bù đắp một phần chi phí xây và sửa chữa nhà ở. Hãy cùng LVN Group tìm hiểu về tiêu chí để đánh giá hộ nghèo hiện nay và chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Văn bản hướng dẫn

  • Nghị định 07/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2022/TT-BXD

Tiêu chí hộ nghèo 2022 – 2025

Tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 02 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong đó, các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được đánh giá theo phụ lục ban hành kèm Nghị định 07:
 

Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản Ngưỡng thiếu hụt
Việc làm Ít nhất 01 người không có việc làm/có việc làm nhưng không có hợp đồng lao động.
Người phụ thuộc trong hộ gia đình Tỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn 50%.Người phụ thuộc gồm:- Trẻ em dưới 16 tuổi;- Người cao tuổi;- Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Dinh dưỡng Ít nhất 01 trẻ dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.
Bảo hiểm y tế Ít nhất 01 người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
Trình độ giáo dục của người lớn Ít nhất một người từ 16 – 30 tuổi:- Không tham gia các khóa đào tạo- Không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục so với độ tuổi tương ứng.
Tình trạng đi học của trẻ em Ít nhất 01 trẻ em từ 03 – dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp độ tuổi.
Chất lượng nhà ở Sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc.Kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất 02 kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc.
Diện tích nhà ở Diện tích bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2.
Nguồn nước sinh hoạt Không tiếp cận được nguồn nước sạch.
Nhà tiêu hợp vệ sinh Không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
Sử dụng dịch vụ viễn thông Không có thành viên nào sử dụng internet.
Phương tiện tiếp cận thông tin Không có phương tiện tiếp cận thông tin:- Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại;- Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Có thể thấy rằng, so với các năm trước, điều kiện về thu nhập bình quân đầu người/tháng đã được điều chỉnh tăng gấp đôi (từ 2016 đến hết 2021, tiêu chuẩn hộ nghèo ở nông thôn là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống, ở thành thị là từ 700.000 – 01 triệu đồng).

Điều này cho thấy, tiêu chuẩn về thu nhập bình quân hộ nghèo từ năm 2022 – 2025 đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với mức giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ hiện nay.

Đối tượng hưởng hỗ trợ nhà ở

Căn cứ Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD, đối tượng thuộc diện hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

*Đối tượng áp dụng

– Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.

– Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;

* Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo không có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền – móng, khung – tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).

Chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo

(2) Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.

(3) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.

* Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở

Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD như sau:

– Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:

+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số.

+ Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật).

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

+ Các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.

– Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn.

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo không có nhà ở (là hộ nghèo, hộ cận nghèo không có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở – trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông nhân khẩu.

Chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo năm 2022

Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

– Nhà xây mới: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.

– Sửa chữa nhà: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương. 

Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:

– Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền – móng cứng, khung – tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

– Các bộ phận nền – móng, khung – tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:

+ “Nền – móng cứng” là nền – móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng – cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.

+ “Khung – tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.

Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ…) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Tùy điều kiện thực tiễn, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu giấy ủy quyền cho ông, bà đi làm giấy khai sinh cho con
  • Làm lý lịch tư pháp cấp tốc
  • Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp trực tiếp

Liên hệ ngay

Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group về chủ đề “Chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group về kế toán giải thể công ty hay sử dụng dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giá rẻ của chúng tôi… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  1900.0191

Giải đáp có liên quan

Chính sách hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho hộ nghèo thế nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; Điều 2, 3, 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP, hiện nay có 29 đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Trong đó, người thuộc hộ gia đình nghèo là một trong những đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đồng thời, được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên (căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg).

Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng cho hộ nghèo thế nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC, mỗi hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
Khi đơn vị có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.
Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo cách thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo.

Để được xét duyệt là hộ nghèo thì thời gian là bao lâu?

Theo quy định hiện hành, thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ cận nghèo phát sinh không quá 15 ngày công tác kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com