Cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình không theo QĐ 2022?

Chào LVN Group, LVN Group có thể cho tôi biết về việc cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?. Tôi xin chân thành cảm ơn LVN Group rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Không phải cuộc hôn nhân nào cũng đẹp và màu hồng. Ngoài xã hội có biết bao cuộc hôn nhân người phụ nữ bị giày vò không chỉ về mặt thể chất, mà người phụ nữ còn bị giày vò về mặt tinh thần. Theo thống kê những người phụ nữ bị bạo lực gia đình thường xuyên bị chồng của mình cưỡng ép về mặt tình dục. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?. LvngroupX mời bạn cân nhắc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Văn bản hướng dẫn

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng chống bạo lực gia đình

– Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

– Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

– Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

– Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

– Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

– Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

– Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?

Cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?

Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

– Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Vì vậy hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục chính là một hành vi bạo lực gia đình.

Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục có bị phạt không?

Hành vi cưỡng ép vợ quan hệ tình dục là một hành vi bạo lực gia đình. Về mặt xử phạt vi phạm hành chính, hiện không có quy định rõ ràng về việc xử phạt vi phạm hành chính nên hành vi cưỡng ép vợ quan hệ sẽ không đủ yếu tố bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên về mặt hình sự thì lại khác, nếu hành vi cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái với ý muốn của vợ và tình trạng này đã nhiều lần xảy ra thì có thể hành vi của bạn là một hành vi hiếp dâm.

Theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc xử phạt hành vi hiếp dâm như sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
  • Nhiều người hiếp một người;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Có tính chất loạn luân;
  • Làm nạn nhân có thai;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
  • Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

– Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 141, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

– Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý hành vi cưỡng ép vợ quan hệ tình dục rất khó khăn. Nên trên thực tiễn vẫn hiếm có trường hợp xử phạt chồng về tội cưỡng ép vợ quan hệ tình dục.

Các biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về biện pháp ngăn chặn, bảo vệ bạo lực gia đình như sau:

– Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

  • Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
  • Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Các biện pháp ngăn chặn theo hướng dẫn của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
  • Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

– Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 19.

– Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

– Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 và Điều 21 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
  • Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
  • Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề Cưỡng ép quan hệ tình dục có phải là hành vi bạo lực gia đình?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng ủy quyền tại nhà; dịch vụ công chứng tại nhà, kết hôn với người nước ngoài của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

Facebook: www.facebook.com/lvngroup
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Chồng có hành vi bắt vợ uống thuốc kích dục thì có bị phạt?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi chồng có hành vi bắt vợ uống thuốc kích dục như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục.

Trốn tránh việc nuôi con sau ly hôn, chồng có bị phạt?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi iừ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo hướng dẫn của pháp luật; và buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng.

Đuổi bợ ra khỏi nhà bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com