Giấy phép nuôi trồng thủy sản xin cấp ở đâu?

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem các con giống thủy hải sản đã được chọn lọc kỹ càng, bao gồm con giống nhân tạo hoặc con giống tự nhiên rồi thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị sẵn. Làm thế nào để được nuôi trồng thủy sản? Cùng tìm hiểu về Giấy phép nuôi trồng thủy sản qua bài viết dưới đây của LVN Group.

Điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản, điều kiện cơ sở vật chất đối với:

– Cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể hiện nay như sau:

  • Bờ ao (đầm/hầm), bể phải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu thì phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh thì phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
  • Nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định.

– Cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (nuôi lồng bè):

  • Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu thì phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh thì phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
  • Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Giấy phép nuôi trồng thủy sản

Theo Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đơn vị quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.

Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.

Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được đơn vị có thẩm quyền thẩm định theo hướng dẫn;
  • Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến đơn vị có thẩm quyền.

Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến đơn vị quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép nuôi trồng thủy sản xin cấp ở đâu?

Tổ chức, cá nhân sẽ được cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin.

Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo hướng dẫn, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tiễn tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
  • Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày công tác Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày công tác sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

  • Nuôi trồng thủy sản có cần giấy phép không?
  • Quy định về vùng khai thác thủy sản thế nào?

Liên hệ ngay với LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group về chủ đề: Giấy phép nuôi trồng thủy sảnxin thế nào?

Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống. Để có thêm thông tin về những vấn đề khác như: thành lập công ty uy tín, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất,… của LVN Group, hãy liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Cơ quan có thầm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản 

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là 24 tháng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com