Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bị xử lý ra sao năm 2022

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự cạnh tranh gay gắt để đi trước đón đầu. Các công ty luôn cố gắng giành được sự quan tâm của khách hàng bằng cách kiểm soát thị phần trên các thị trường liên quan. Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Sự phát triển này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng hoạt động chống cạnh tranh. Vậy Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bị xử lý thế nào năm 2022. Hãy cùng LVN Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Văn bản hướng dẫn

  • Luật cạnh tranh 2018
  • Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực cạnh tranh

Có vị trí độc quyền được hiểu thế nào?

Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018 định nghĩa như sau:

“Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.”

Theo đó, nếu không tồn tại một doanh nghiệp nào khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ liên quan, thì doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nói trên được xem là doanh nghiệp có vị trí độc quyền.

Những hành vi lạm dụng vị trí độc quyền nào bị pháp luật cấm?

Khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, quy định về hành vi, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:

Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

  • Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra tổn hại cho khách hàng;
  • Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra tổn hại cho khách hàng;
  • Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  • Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  • Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
  • Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
  • Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
  • Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo hướng dẫn của luật khác.

Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bị xử lý thế nào năm 2022

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:

  • Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
  • Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
  • Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
  • Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo hướng dẫn của luật khác.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
  • Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
  • Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
  • Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
  • Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bị xử lý thế nào năm 2022

 Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

– Các biện pháp hành chính – kinh tế như: Kiểm soát quá trình thành lập, sáp nhập, chia tách các doanh nghiệp ;

– Kiểm soát hoạt động và xu thế tăng trưởng của các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế;

– Quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chính sách phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;

– Kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ độc quyền, các doanh nghiệp phải công khai hoá phương pháp xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ của mình để Nhà nước phê duyệt, có nhiều loai hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn trực tiếp ấn định ‘‘mức giá trần’’, hay giá cả của một số loại hàng hoá, dịch vụ vào một thời gian nhất định. Ví dụ như xăng dầu.

– Quốc hữu hoá các doanh nghiệp độc quyền, áp đặt sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh và lợi ích của đại bộ phận dân chúng ;

– Biện pháp ban hành pháp luật chống cạnh tranh và kiểm soát thống lĩnh và độc quyền. 

Liên hệ ngay

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bị xử lý thế nào năm 2022”Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; quyết định tạm ngừng kinh doanh hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

Bài viết có liên quan

  • Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ xử lý thế nào?
  • Trường hợp nào được miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
  • Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Giải đáp có liên quan

Cơ quan nào có Thẩm quyền xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm?

Khoản 3 Điều 113 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thẩm quyền và cách thức xử lý vi phạm như sau:
“3. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
Vì vậy Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Lạm dụng vụ trí độc quyền có những biểu hiện thế nào?

Biểu hiện của sự lạm dụng độc quyền
Nhà nước và pháp luật chỉ có thể trừng phạt doanh nghiệp khi chúng sử dụng vị trí độc quyền như một lợi thế trong các quan hệ thị trường và đặt các chủ thể khác vào tình trạng bất lợi. Thực tế cho thấy, có hai dạng biểu hiện của sự lạm dụng độc quyền là:
– Lạm dụng để duy trì củng cố quyền lực.
– Lạm dụng để khai thác quyền lực (bóc lột). Hai nhóm hành vi nói trên được quy định khá chi tiết trong các nhóm vi phạm tại khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh bao gồm: Ngăn cản sự gia nhập của đối thủ mới, ấn định giá mua bán sản phẩm bất hợp lí, ấn định giá bán lại tối thiểu gây tổn hại cho khách hàng; áp đặt các điều kiện kí kết hợp đồng, các nghĩa vụ không liên quan đến đổi tượng của hợp đồng gây tổn hại cho khách hàng…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com