Pháp luật quy định đối tượng thi hành án là gì?

Trong hoạt động tố tụng việc bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân được thực hiện qua nhiều giai đoạn. Trong thuật ngữ luật học, thi hành án được hiểu là việc thực hiện bản án, quyết định của Toà án, là việc đưa ra các quyết định, bản án của Toà đã có hiệu lực pháp luật để thi hành trên thực tiễn. Vậy pháp luật quy định đối tượng thi hành án là gì? Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự thế nào? Hãy cùng LVN Group tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Văn bản hướng dẫn

Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014

Quy định chung về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.

Thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp. Theo đó, thi hành án dân sự luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm.

Thời gian qua, cùng với những thành tựu của công cuộc cải cách tư pháp, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta cũng đã cổ nhiều tiến bộ và ngày càng cỏ hiệu quả. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự, ngày 14 thảng 11 năm 2008 tại kì họp thứ 4 Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật thi hành án dân sự và ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại là họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Việc Nhà nước ban hành Luật thi hành án dân sự Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật thi hành án dân sự đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam và lập thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đổi với các quan hệ phát sinh trong thi hành án dân sự.

Đặc điểm của thi hành án

Thứ nhất, cơ sở hoạt động của Thi hành án chủ yếu là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành bao gồm bản án, quyết định dân sự , hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên tranh chấp phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

Thứ hai, thi hành án là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử , có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án .

Đối tượng thi hành án là gì?

Thứ ba, thi hành án và các giai đoạn tố tụng trước đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nếu bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ ràng, cụ thể thì việc thi hành án sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Ngược lại, nếu bản án, quyết định đó không rõ ràng, không khách quan, thiếu tính khả thi Ngây khó khăn cho việc thi hành án. Đồng thời, việc thi hành án nhanh chóng, kịp thời sẽ có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xét xử , góp phần củng cố, tăng cường uy tín của đơn vị xét xử .

Thứ tư, bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của đơn vị xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của thi hành án là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tiễn chứ không phải là ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định có tính điều hành.

Pháp luật quy định đối tượng thi hành án là gì?

Đối tượng của thi hành án dân sự là các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lí vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của toà án về hình sự; quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về hành chính; quyết định tuyên bố phá sản; quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận.

Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự:

Thi hành có dân sự có vai trò, ý nghĩa quan trọng, cụ thể như sau:

Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sực có giá trị khi được thi hành trên thực tiễn nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đồng thời giúp cho việc phát triển những khiếm khuyết của các quy định của pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, đồng thời kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó để rút kinh nghiệm, năng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử.

Thi hành án dân sự góp phần thúc đẩy và giải phóng các nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Thi hành án dân sự có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, tạo niềm tin của của người sân vào tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố quyền lực nhà nước.

Liên hệ ngay

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Pháp luật quy định đối tượng thi hành án là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác minh tình trạng hôn nhân hay xin giấy xác nhân tình trạng hôn nhân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

  • FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: youtube.com/Lvngroupx

Có thể bạn quan tâm:

  • Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
  • Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
  • Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ

Giải đáp có liên quan

Pháp luật quy định về thi hành án thế nào?

Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó. Phán quyết, quyết định của Tòa án cũng chỉ là kết quả về mặt pháp lý do vậy, việc thi hành án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên thực tiễn.

Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là gì?

Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật thi hành án dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Do đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự khá đa dạng và trong thi hành án dân sự các đương sự vẫn có quyền quyết định quyền lợi của họ nên luật thi hành án dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt.

Pháp luật quy định đơn vị thi hành án dân sự là gì?

Cơ quan thi hành án dân sự là Cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành án dân sự. Các đơn vị thi hành án gồm có đơn vị thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong đơn vị thi hành án dân sự có chấp hành viên trưởng, các chấp hành viên và các cán bộ làm công tác thi hành án.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com