Cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh nhanh, đơn giản

Ngành nghề kinh doanh là một trong những điều kiện quan trong và cần thiết, bắt buộc phải có để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh sao cho đúng với quy định của pháp luật. Hãy cùng LVN Group tìm hiểu về vấn đề “Cách ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh” qua bài viết sau đây nhé!

Quy định về ghi ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của đơn vị chuyên ngành theo hướng dẫn của pháp luật chuyên ngành.

Những trường hợp cần phải ghi Ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh;

– Khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh;

– Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đề nghị cấp đổi từ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cách ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/08/2018.

Trường hợp, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành nghề chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn trong Danh mục ngành nghề kinh doanh
thì doanh nghiệp vẫn chọn ngành cấp bốn, sau đó ghi chi tiết ngành nghề kinh doanh ngay dưới ngành cấp bốn, nhưng phải đảm bảo phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế nhưng được quy định tại những văn bản pháp luật khác thì ghi theo hướng dẫn tại văn bản đó.

Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

Khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 20/08/2018.

Hệ thống ngành kinh tế được phân hóa từ cấp 1 đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.

Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 – có 4 số. Sau đó ghi mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
2 Dịch vụ phục vụ đồ uống(trừ cửa hàng rượu, bia, quầy bar) 5630

Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành

* Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

* Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể  trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi chi tiết theo văn bản đó

– Doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau:

+ Hoạt động …khác

+ Hoạt động có liên quan đến … khác

+ Hoạt động … chưa được phân vào đâu.

+ … khác

+ … chưa được phân vào đâu.

– Sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâuChi tiết :- Rang và lọc cà phê;- Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;- Sản xuất các chất thay thế cà phê;- Trộn chè và chất phụ gia;- Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;- Sản xuất các loại trà dược thảo 1079
2

Lưu ý với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Ngành nghề được quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau thì ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo văn bản pháp luật đó.

– Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện (giấy phép hay các điều kiện cần đáp ứng) theo hướng dẫn của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

– Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện doanh nghiệp không phải ghi ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Các ngành nghề buôn bán mà tài sản có thể đấu giá được như mua bán ô tô, xe máy hoặc đặt hàng qua mạng internet phải ghi loại trừ hoạt động đấu giá tài sản.

– Khi đăng ký kinh doanh một số mã ngành doanh nghiệp cần lưu ý bổ sung câu cam kết sau các mã ngành này như: Sản xuất hóa chất cơ bản (mã ngành: 2011) phải ghi (không hoạt động tại trụ sở) đối với doanh nghiệp không sản xuất trong khu công nghiệp…

Bài viết có liên quan

  • Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?
  • Xe cá nhân đăng ký kinh doanh
  • Cho người nước ngoài thuê nhà có phải đăng ký kinh doanh không?
  • Đăng ký kinh doanh dạy thêm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh

Liên hệ ngay

Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group về vấn đề “Cách ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group về hồ sơ đăng ký lại khai sinh, tra cứu giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện, đăng ký kinh doanh hộ cá thể… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 1900.0191.

  • FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Mã ngành cấp 4 là gì?

Mã ngành cấp 4 chính là danh mục ngành  nghề kinh doanh được quy định tại điều Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phụ lục I và II Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018

Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh thế nào?

Để Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện qua việc tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thông qua các ngành nghề được quy định tại tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, người tra cứu có thể gõ trực tiếp tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp trên trang tìm kiếm Google và có rất nhiều trang web hiện nay thống kê, cập nhật mã ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động

Cách ghi ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế thế nào?

Trường hợp ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tiễn điều chỉnh người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để đơn vị này được rõ.
Căn cứ dựa trên các quy định của pháp luật để ghi các thông tin chính xác thì hòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com