Hiện nay việc nhập hộ khẩu diễn ra rất phổ biến và thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn câu hỏi, chưa năm rõ các quy định của pháp luật về việc nhập hộ khẩu cho con. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, LVN Group mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết: “Nhập khẩu cho con có bị thu sổ hộ khẩu không”.
Văn bản hướng dẫn
Luật Hộ tịch năm 2014
Sổ hộ khẩu là gì?
Có thể nhận thấy do việc đô thị hóa và sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư đến nhiều nơi khác nhau đặc biệt là các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích học tập, tìm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều. Chính vì thế, Nhà nước rất cần một công cụ tối ưu để kiểm soát trật tự xã hội và quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Đó là lý do, sổ hộ khẩu ra đời.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định:
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Từ quy định trên ta có thể thấy, sổ hộ khẩu là một cách thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.
Nhập khẩu cho con có bị thu sổ hộ khẩu không?
Không có một định nghĩa “chuẩn” nào trong các văn bản pháp luật về “tách khẩu”, “nhập khẩu” nhưng đây là cách gọi thông thường của người dân.
Trong đó, tách khẩu là việc một người đã đăng ký thường trú và có tên trong Sổ hộ khẩu, nay làm thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó. Nhập khẩu là việc một người đăng ký thường trú mới và được ghi tên trong Sổ hộ khẩu tại địa chỉ đó.
Nội dung nổi bật, đáng chú ý nhất của Luật Cư trú 2020 chính là xóa bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2023. Từ ngày 01/7/2021 – ngày Luật này có hiệu lực – đến ngày 31/12/2022, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì sẽ bị thu hồi Sổ hộ khẩu đã cấp.
Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 55/2021/TT-BCA và có hướng dẫn cụ thể thế nào là “các thủ tục đăng ký cư trú dẫn dến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu”.
Căn cứ, theo khoản 2 Điều 26, các thủ tục này bao gồm:
-Thủ tục đăng ký thường trú;
Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
– Thủ tục tách hộ
– Thủ tục xóa đăng ký thường trú
Vì vậy đã rõ, khi đi làm thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu) và thủ tục xóa đăng ký thường trú ở chỗ ở cũ khi tách khẩu, từ ngày 01/7/2021, người dân sẽ bị thu hồi Sổ hộ khẩu.
Bị thu hồi Sổ hộ khẩu thì lấy gì để giao dịch?
Hiện nay, rất nhiều thủ tục hành chính, giao dịch cần đến Sổ hộ khẩu như một loại giấy tờ bắt buộc, trong đó có thể kể đến: Thủ tục đăng ký khai sinh cho con; Thủ tục làm hộ chiếu; Thủ tục đăng ký nhập học cho con; Thủ tục vay vốn ngân hàng…
Câu hỏi đặt ra là nếu đã bị thu hồi Sổ hộ khẩu, khi đi làm các thủ tục, giao dịch trên, người dân phải làm sao?
Theo Điều 3 của Luật Cư trú 2020, dù không còn Sổ hộ khẩu, nhưng những thông tin về cư trú của người dân vẫn được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Do đó, nếu cần sử dụng các thông tin này, thay vì phải xuất trình cuốn Sổ hộ khẩu như trước đây, người dân có thể khai thác các thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia để nộp cho đơn vị có thẩm quyền.
Theo Nghị định 37/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 14/5/2021, người dân có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an…
Nói tóm lại, dù thuộc trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu, nhưng người dân cũng không cần phải lo lắng vì vẫn có cách để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của mình. Trái lại, việc không dùng Sổ hộ khẩu nữa còn giúp người dân bớt thêm một loại giấy tờ phải cất giữ và mang theo khi đi làm các thủ tục hành chính.
Liên hệ ngay
Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề “Nhập khẩu cho con có bị thu sổ hộ khẩu không “. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, của LVN Group , hãy liên hệ: 1900.0191 . Mặt khác , để được tư vấn cũng như trả lời những câu hỏi của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Lvngroupx.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Khi nào chính thức bỏ sổ hộ khẩu?
- Đơn xin cấp lại sổ hộ khẩu bị mất mới năm 2022
- Mất sổ hộ khẩu có làm lại được không?
Các câu hỏi thường gặp
Tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú quy định, Sổ hộ khẩu được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Theo đó đến ngày 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử” và hết giá trị sử dụng. Đồng thời, đơn vị chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay còn gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.
Người dân có thể tra cứu mã số Sổ hộ khẩu điện tử của mình thông qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tại mục tra cứu trực tuyến của website, chỉ cần cung cấp họ tên, tỉnh thành, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, người dân có thể tra cứu được cả mã số bảo hiểm xã hội và số Sổ hộ khẩu của mình.
Các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021 như sau:
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì đơn vị đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo hướng dẫn của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo quy định này, thủ tục làm Căn cước công dân không thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu