Hoạt động giáo dục tư pháp không chỉ nhằm đảm bảo sự công bằng cho xã hội, phát hiện và trừng trị người phạm tội, mà còn hướng tới một mục đích quan trọng, đó là: cải tạo cảm hóa người phạm tội, giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân, qua đó thực hiện tốt công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm. Vậy ” Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử” được thể hiện thế nào?. Hãy cùng LVN Group tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào LVN Group, theo tôi được biết trong hoạt động tư pháp thì giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội là một trong những mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp, vậy thì đặc điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử gồm có những đặc điểm gì ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của mình, mời bạn cân nhắc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống đến tâm lí người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn”.
Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
–Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời tăng cường ý thức pháp luật của mọi công dân. Thông qua hoạt động của các đơn vị bảo vệ pháp luật trong các quá trình tố tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
– Thứ hai, phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều người thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật nên đã dẫn đến chỗ phạm tội. Vì vậy giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người có thái độ đúng đắn đối với việc tuân thủ các quy phạm pháp luật vừa có tác dụng răn đe vừa có tác dụng phòng ngừa tội phạm.
– Thứ ba, giáo dục, cải tạo và cảm hoá người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu, quan trọng nhất của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục phải hướng đến loại bỏ những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở người phạm tội làm nảy sinh và phát triển các phẩm chất tâm lý tích cực dể đưa họ trở về với xã hội. Có như thế hình phạt mà Tòa án tuyên mới có ý nghĩa cải tạo, giáo dục, cảm hóa họ, và có thể làm giảm tình trạng phạm tội hiện nay.
Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động xét xử
Vai trò giáo dục chủ yếu do Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên thực hiện trong quá trình thẩm vấn, tranh luận và ra bản án, quyết định.
+, Đối tượng được giáo dục trước hết là bị cáo và những người tham dự phiên tòa, kể cả người bị hại và quần chúng nhân dân theo dõi vụ án.
+, Giáo dục bằng giao tiếp trực tiếp, công khai với nội dung cụ thể về tội phạm, nguyên nhân phạm tội, pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án
+, Giáo dục bằng chính thái độ, hành động, tình cảm của thẩm phán, Hội thẩm và kiểm soát viên trong quá trình xét xử.
+, Giáo dục thông qua việc xét xử một cách công bằng công khai, khách quan, chính xác, cụ thể
+, Giáo dục thông qua tính trang nghiêm của phiên tòa và nội dung rõ ràng, khách quan, nghiêm khắc của bản án.
+, Tác động giáo dục của Tòa án chủ yếu diễn ra tại phiên tòa và có thể còn tiếp tục ảnh hưởng sau khi tuyên án.
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo dục bị can và mọi công dân. Ở giai đoạn này Toà án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Khi xét xử Toà án có nhiệm vụ giáo dục cho mọi người có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng đối với hoạt động xét xử. Chính vì vậy, Tòa án phải luôn cân nhắc kĩ phản ứng, xử sự của mình đối với bất cứ hành vi vi phạm nào chống lại Toà án, cản trở hoạt động xét xử của Tòa án. Tác động của Toà án đối với bị cáo không chỉ diễn ra trong thời gian xét xử tại phiên toà mà còn được tiếp tục sau khi đã tuyên án, tức là trong suốt thời gian cải tạo người phạm tội.
Tác động giáo dục của Tòa án là cách thức hoạt động đặc biệt, đó là giáo dục thông qua chính phiên tòa xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, trọn vẹn, khách quan, cụ thể các tình tiết của vụ án tại phiên tòa.
Hiệu quả tác động giáo dục của Toà án thể hiện ở tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những người tham dự phiên toà về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc đọng tích cực hoặc tiêu cực.
Phiên tòa có tác dụng giáo dục cụ thể hơn và có mục đích rõ rệt đến tập thể nơi bị cáo cư trú và công tác, đến cá nhân bị cáo. Điều này biểu hiệntrong phương hướng rõ ràng khi lấy lời khai người làm chứng, biểu hiện trong việc phát hiện lối phạm tội đối với bị cáo. Cuối cùng, sự lôi cuốn các kiểm sát viên và những người bào chữa vào quá trình xét xử cũng là phương tiện tăng cường tác động giáo dục của Tòa án đối với những tập thể này.
Hoạt động xét xử giáo dục cả hội thẩm nhân dân. Quá trình giáo dục hội thẩm nhân dân thể hiện ở chỗ thẩm phán truyền đạt cho họ những kiến thức pháp lý nhất định, kinh nghiệm xét xử, phẩm chất ý chí, rèn luyện cho họ ý thức pháp luật cao hơn. Chức năng của hội thẩm nhân dân, củng cố quan điểm của mình về nhà nước và pháp luật, tạo ra thói quen, kinh nghiệm xét xử và giải quyết những vấn đề giáo dục.
Phiên toà không chỉ có tính chất giáo dục đối với những người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng nói riêng mà còn đối với mọi công dân nói chung. Hoạt động giáo dục của Toà án thực hiện trong phiên toà và ngoài phiên toà. Hoạt động giáo dục của Toà án ngoài phiên toà được thể hiện bằng cách thẩm phán trò chuyện với bị cáo, với nhân thân của họ và đồng thời được thực hiện trong lời phát biều công khai về kế hoạch sắp tới. Hoạt động giáo dục trong phiên toà được thực hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi hội đồng xét xử và những người tham gia xét xử như kiểm sát viên, LVN Group cụ thể:
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , Toà án không chỉ lập kế hoạch nhận thức trong giai đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoạch thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có thể mời thêm người làm chứng, uỷ quyền đoàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện sống và điều kiện giáo dục của bị cáo để thực hiện mục đích nói trên.
– Trong giai đoạn thẩm vấn, ảnh hưởng giáo dục muôn hình muôn vẻ và rất đa dạng. Giáo dục ảnh hưởng đến thẩm vấn, đến việc tiếp nhận và hiểu rõ chứng cứ, đến hoạt động của những người tham gia thẩm vấn.
Những phương pháp tác động giáo dục trong xét xử có đặc điểm là cùng một lúc phải tác động đến cả bị cáo và đến tất cả những người có mặt tại phiên tòa.
Trong giai đoạn xét xử, ở đây phương pháp tác động giáo dục cùng một lúc phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt tại phiên toà. Thẩm phán, kiểm sát viên, LVN Group phải luôn ý thức được rằng mọi hoạt động của họ phải hướng tới đảm bảo cả chức năng giáo dục. Họ phải tác động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm nhận được lỗi lầm và mong muốn được sửa chữa lỗi lầm đó.Họ cần phải tác động đến tất cả những người có mặt tại phiên toà hình thành cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chỉ ra cho họ biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn xét xử.
+, Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử.
+, Nâng cao năng lực , kỹ năng giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.
+, Xây dựng kế hoạch giáo dục phủy luật phù hợp với điều kiện kinh tế hội tại mỗi cấp Tòa ân.
+, Nâng cao chất lượng trong hoạt động xét xử của Tòa ân nhân dân
+, Lựa chọn nội dung , cách thức giáo dục pháp luật phù hợp để tuyên truyền, giáo dục.
+, Xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cụ thể
+, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối động pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án.
Liên hệ ngay
Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề “Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Công ty tạm ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của LVN Group, hãy liên hệ: 1900.0191.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức thế nào?
Giải đáp có liên quan
Trước hết, hoạt động giáo dục là một quá trình tác động không mang tính tự phát mà là quá trình tác động có chủ định, có mục đích rõ ràng. Quá trình giáo dục trong hoạt động tư pháp là một quá trình tác động có hệ thống, có nghĩa là chức năng giáo dục được tiến hành một cách đồng bộ và có sự kế tục. Kết quả của hoạt động giáo dục ở giai đoạn trước sẽ là tiền đề, là cơ sở để tiến hành hoạt động giáo dục ở giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai, hoạt động giáo dục do các cán bộ tư pháp thực hiện nhằm tác động đến tâm lý của những người tham gia tố tụng. Hoạt động giáo dục không những hướng tới các công dân mà còn hướng tới một đối tượng đặc biệt, đó là người phạm tội.
Thứ ba, hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp được tiến hành trong những điều kiện đặc biệt thông qua các giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua hoạt động điều tra như xét hỏi, đối chất…Trong giai đoạn xét xử, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua hoạt động xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa…Trong giai đoạn cải tạo, hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện của trại cải tạo, thông qua các chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập và lao động đặc biệt dành cho phạm nhân.
Thứ tư, giáo dục trong hoạt động tư pháp mang tính cưỡng chế cao. Người phạm tội là người không phù hợp với xã hội. Để họ có thể hòa nhập với cộng đồng và được xã hội công nhận thì buộc phải giáo dục và cải tạo lại nhân cách của người phạm tội.
– Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử với mục đích là để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng khách quan và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không xét xử và làm oan sai người vô tội. Đặc biệt khiến bị cáo tâm phục khẩu phục, nhận ra những sai lầm trong hành vi lệch lạc của mình và chấp nhận thay đổi chính mình thì những người tiến hành tố tụng cũng cần đặt hoạt động giáo dục là một chức năng hướng đến sau cùng và không thể thiếu.
– Tuy không giữa vai trò chủ đạo thay cho hoạt động thiết kế được nhưng hoạt động giáo dục vẫn đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong quá trình xét xử. Xét cho cùng hoạt động xét xử của Toà án chỉ mang lại hiệu quả khi giáo dục được một phần đối với bị can cũng như các cá thể khác liên quan. Nếu xét xử không kèm theo giáo dục thì đó chỉ thể hiện những hình phạt hình sự cứng nhắc mà chưa thấy mục đích cao cả, nhân đạo của nhà nước ta hướng đến.
– Tác động giáo dục của Toà án có thể được tiếp tục sau khi Toà án đã tuyên án. Nếu sau khi kết án người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ thì Toà án cần kết hợp chặt chẽ với tập thể nơi cư chú hoặc công tác, để giúp họ tổ chức quá trình tự giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của họ. Còn trong trường hợp người bị kết án bị phạt tù, hoạt động giáo dục của Toà án phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn thi hành án vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Vì vậy các phương pháp tác động giáo dục cũng thay đổi. Tác động giáo dục đối với bị cáo với sự có mặt của tất cả mọi người tại phiên toà.